• Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân
  • (NTO) Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân đã có hàng trăm năm qua trên vùng đất Tuy An, tỉnh Phú Yên. Hiện làng nghề vẫn đang phát triển mạnh với trên 600 lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương.
  • Chiếc chiếu cói gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân trong suốt chiều dài lịch sử. Nó đã trở thành người bạn trong mỗi giấc ngủ của con người, mùa lạnh, chiếc chiếu sưới ấm cơ thể, mùa nóng, chiếc lại giúp cơ thể giải nhiệt, giúp mát mẻ hơn. Chiếu cói sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên thân thiện, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

    Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân nằm trong vùng nguyên liệu cói tại địa phương với 25ha trồng cói. Sản phẩm chiếu của làng nghề không chỉ nổi tiếng trong vùng mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Định...

    Chúng tôi đến làng nghề được tìm hiểu các công đoạn để làm ra một chiếc chiếu. Cói thu hoạch rồi đem phơi, bó lại từng bó rồi mới đem nhuộm. Sau khi nhuộm tiếp tục phơi, trước khi dệt. Trước đây, công đoạn dệt thủ công, hiện tại, phần lớn hộ gia đình ở Phú Tân đều đầu tư máy để năng suất sản phẩm tăng hơn. Làng nghề hiện có 2 tổ hợp sản xuất chiếu bằng máy. Các tổ sản xuất này còn bao tiêu cả chiếu dệt truyền thống của phần lớn người dân làng nghề. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ không còn là nỗi lo của người dân như những năm trước. Tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ của làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân bình quân đạt trên 5,3 tỷ đồng/năm. Bình quân một người làm chiếu thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng, đảm bảo mức sống ổn định cho gia đình.

    Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân đã có hàng trăm năm qua trên vùng đất Tuy An, tỉnh Phú Yên.
     
     
    Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân mang nhiều đặc trưng văn hóa địa phương.
     
     
    Hiện làng nghề vẫn đang phát triển mạnh với trên 600 lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương.
     
     
     Cói được bó lại trước khi đem nhuộm màu.
     
     
    Nhuộm cói cần đúng kỹ thuật thì màu mới thấm đều, đảm bảo vẻ đẹp cho chiếc chiếu.
     
     
    Nhuộm cói là công đoạn quan trọng đòi hỏi người thợ có tay nghề cao.
     
     
    Phơi cói cần nắng tốt thì màu mới được tươi, đẹp.
     
     
    Cói sau khi phơi, chuẩn bị được đem đi dệt.
     
     
     Phú Tân là vùng nguyên liệu cói, chất lượng cói ở đây đảm bảo chiếu bền, đẹp.
     
     
    Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân hiện có 2 tổ hợp sản xuất chiếu bằng máy tăng năng suất lao động.
     
     
    Dệt chiếu bằng máy.
     
     
    Bình quân một người làm chiếu thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng, đảm bảo mức sống ổn định cho gia đình.
     
     
    Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân có phần lớn lao động là nữ.
     
     
    Chiếu cói cần được phơi đủ nắng mới đảm bảo chất lượng sản phẩm.
     
     
    Sản phẩm chiếu của làng nghề không chỉ nổi tiếng trong vùng
    mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Định...