Từng có một thời làng rèn Nhị Thành “ăn nên làm ra” là vào thời kỳ thập kỷ 1970 khi công cuộc khai khẩn vùng đất hoang hóa Đồng Tháp Mười được triển khai. Trước ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại, thị trường của làng rèn ngày càng bị giảm sút khi bị cạnh tranh bởi các sản phẩm ngoại nhập. Tuy vậy, vẫn còn đó những gia đình làm nghề truyền thống, những người thợ tâm huyết luôn gắn bó với nghề gia truyền của ông cha nên nghề rèn vẫn tồn tại đến ngày nay. Hiện làng nghề rèn Nhị Thành có khoảng 30 hộ còn theo nghề, giải quyết phần nào công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Nghề rèn rất công phu với nhiều công đoạn để tạo ra một thành phẩm: Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, nhiên liệu; thổi bễ khí, cho sắt vào nung, quai búa (đập sắt) để định hình sản phẩm; tiếp tục đến các công đoạn mài, bào, liếc (làm sắc), làm chuôi, tra cán. Làm nghề rèn rất vất vả những với giá hiện tại là 230.000 - 270.000 đồng/người/ngày thì cũng tạm ổn so với mức sống ở địa phương. Giá bình quân các sản phẩm rèn khoảng 25.000 đồng/sản phẩm, trừ chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, công thợ lãi khoảng 5.000 đồng/sản phẩm. Lò rèn Út Nhựt của anh Lê Minh Hồng nếu đủ 8 thợ sẽ làm được 80-100 sản phẩm/ngày, thu nhập 400.000 - 500.000 đồng/ngày.
Một số hình ảnh về nghề rèn Nhị Thành hiện nay:
Làng rèn Nhị Thành, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa là làng nghề truyền thống
đã có từ hơn thế kỷ qua trên vùng đất Long An.
Nguyên liệu sắt phải đủ tuổi thì mới rèn thành nông cụ được.
Nung nóng sắt trước khi rèn.
Quai búa (đập sắt) để định hình sản phẩm, cần một người cặp sắt, một người đập,
phối hợp ăn ý.
Công đoạn làm chuôi cuốc.
Hiện làng nghề rèn Nhị Thành có khoảng 30 hộ còn theo nghề,
giải quyết phần nào công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Công đoạn mài sản phẩm rèn.
Nghề rèn rất công phu với nhiều công đoạn để tạo ra một thành phẩm.
Sử dụng máy đập để định hình sản phẩm rèn.
Làng nghề rèn Nhị Thành còn mang nhiều giá trị văn hóa của một vùng đất nông nghiệp.
Làm sắc lưỡi xẻng.
Từng có một thời làng rèn Nhị Thành “ăn nên làm ra” là vào thời kỳ thập kỷ 1970
khi công cuộc khai khẩn vùng đất hoang hóa Đồng Tháp Mười được triển khai.
Lò rèn Út Nhựt của anh Lê Minh Hồng nếu đủ 8 thợ sẽ làm được 80-100 sản phẩm/ngày,
thu nhập 400.000 - 500.000 đồng/ngày.
Anh Lê Minh Hồng chủ lò rèn Út Nhựt là người kế nghiệp nghề rèn truyền thống của ông cha.
Các sản phẩm của làng nghề rèn Nhị Thành gắn liền với đời sống sinh hoạt và sản xuất
của bà con nông dân trong vùng.
Nguyễn Hà Thương