• Đêm hội cồng chiêng trên cao nguyên
  • (NTO) Lễ hội Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ 10-2016 diễn ra từ 31/3 và 1/4 vừa qua tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng là một hoạt động ý nghĩa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên.
  • Lễ hội có chủ đề “Tuổi trẻ và Di sản văn hóa cồng chiêng” có mục đích nhằm bảo tồn, phát huy và tôn vinh giá trị độc đáo của văn hóa cồng chiêng, đồng thời nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Hơn 600 nghệ nhân trẻ có tuổi đời từ 18 - 30 người dân tộc thiểu số bản địa Mạ, K’Ho, Churu, M’Nông đến từ các buôn làng thuộc 12 huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng và 11 đội cồng chiêng của 11 xã thuộc huyện Đức Trọng đã tham dự lễ hội.

    Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại từ năm 2005, trở thành di sản phi vật thể Việt Nam thứ hai được tôn vinh là di sản của thế giới, sau Nhã nhạc Cung đình Huế. Trong không gian văn hóa cồng chiêng giữa cao nguyên Lâm Đồng, các nghệ nhân cùng người dân địa phương đã được tham gia vào nhiều hoạt động đặc sắc như: Lễ xin lửa, carnaval cồng chiêng, diễn tấu cồng chiêng, liên hoan ẩm thực Tây Nguyên, múa xoang… Lễ hội cũng vinh danh 26 nghệ nhân có nhiều đóng góp cho việc bảo tồn phát huy văn hoá cồng chiêng trong công tác biểu diễn, truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng.

    Bên ánh lửa bập bùng với cây nêu là trung tâm của lễ hội, những nam thanh nữ tú là đồng bào các dân tộc Lâm Đồng cùng nhau say mê với điệu múa xoang huyền thoại và những màn diễn tấu cồng chiêng đặc sắc. Rồi những ché rượu cần được mở ra, các món ẩm thực của núi rừng bày sẵn lại được mời mọc ân cần… Tất cả đồng bào các dân tộc và người dân lại được hòa vào niềm vui chung, cùng nhau cảm nhận những bản sắc trong một không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

     
    Đồng bào dân tộc Churu thực hiện nghi lễ rước cây nêu
    trong Lễ hội Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ 10-2016.
     

    Lễ hội Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ 10-2016
    như một hoạt động ý nghĩa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên.
     

    Lễ hội Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng có ý nghĩa bảo tồn,
    phát huy và tôn vinh giá trị độc đáo của văn hóa cồng chiêng.
     

    Nghi lễ cúng chiêng.
     

    Hát mời Yàng (thần) về ăn cơm mới trong lễ mừng lúa mới của người Mạ.
     

    Linh vật đầu trâu trong nghi lễ rước cây nêu.
     

    Diễn tấu cồng chiêng quanh cây nêu.
     

    Các nghệ nhân tham gia lễ hội đều trẻ có tuổi đời từ 18 - 30
    là người dân tộc thiểu số bản địa Mạ, K’Ho, Churu, M’Nông.
     

    Diễn tấu cồng chiêng trong Lễ hội Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ 10-2016.
     

    Vũ điệu trong đêm khai hội của các cô sơn nữ.
     

    Điệu múa xoang huyền thoại.
     

    Vẻ duyên dáng của thiếu nữ miền sơn cước.
     

    Điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Churu.
     

    Cây nêu luôn là trung tâm trong mỗi dịp lễ hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
     

    Không gian văn hóa Cồng chiêng Lâm Đồng với ngọn lửa thiêng cháy rực trong cái lạnh cao nguyên.
     

    Tôn vinh các nghệ nhân cồng chiêng Lâm Đồng.
     

    Giới thiệu ẩm thực truyền thống của núi rừng trong Lễ hội Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng.
     

    Những “tua-rua” trên mỗi cây nêu cũng hình tượng những con chim tung bay
    trong bầu trời cao nguyên, tượng trưng cho khát vọng tự do của đồng bào các dân tộc.
     

    Tìm hiểu văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong lễ hội.
     

    Tham quan không gian văn hóa cồng chiêng trưng bày trong lễ hội.
     

    Thân cây nêu luôn được thiết kế và trang trí công phụ, hàm chứa nhiều ý nghĩa
    và khát vọng về cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
     

    Mặt trống và mặt chiêng được trang trí những họa tiết đặc trưng.
     

    Chiêng, trống và ngôi nhà cúng Yàng được trưng bày trong không gian
    Lễ hội Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ 10-2016.
     

    Hình ảnh Mặt Trời, cây cối, tự nhiên... được trang trí trên cây nêu
    tượng trưng khát vọng chinh phục thiên nhiên, mong muốn mùa màng bội thu.