Hẳn đây là cảm hứng để thi nhân Xuân Diệu sáng tác bài thơ tình “Biển” khi đứng trước vẻ đẹp của biển Quy Nhơn. Vẻ đẹp này càng làm cho con đường chạy dọc bãi biển mang tên chính nhà thơ thêm nên thơ. Từ đường Xuân Diệu nhìn ra xa, trong ráng chiều, sương lẫn trong mây bay bảng lảng trên đỉnh núi Ghềnh Ráng, nơi có mộ thi nhân Hàn Mặc Tử. Cùng với bãi biển, vịnh Làng Mai cũng góp phần tạo nên những đặc trưng trong vẻ đẹp của biển Quy Nhơn. Hàng ngày, hàng trăm chiếc ghe đánh bắt xa bờ, thuyền nhỏ, thúng chai… của ngư dân ra vào neo đậu. Trên bãi cát, du khách có thể trò chuyện cùng những ngư dân đang thao lưới, hay sửa sang lại thúng chai để chuẩn bị cho chuyến đánh bắt buổi chiều. Biển Quy Nhơn cũng là nơi du khách cũng như người dân tập thể dục hay tắm vào mỗi buổi sáng và chiều… Hoàng hôn buông xuống, bình minh ló dạng, sóng biển Quy Nhơn vẫn rì rào như như hát khúc tình ca ngàn năm, nâng cảm hứng cho biết bao tao nhân mặc khách từng đến thăm thú vẻ đẹp nơi đây…
Bình minh ló dạng trên bãi biển Quy Nhơn.
Bình yên biển Quy Nhơn.
Vẻ đẹp diệu kỳ trên bãi biển Quy Nhơn.
Công viên ngay trên bãi biển Quy Nhơn.
Thúng chai của ngư dân.
Ngư dân phơi lưới trên biển Quy Nhơn.
Núi Ghềnh Ráng phủ sương mờ phía xa.
Con đường Xuân Diệu chạy dọc bãi biển Quy Nhơn.
Bãi đá dưới chân núi Ghềnh Ráng.
Bãi biển Quy Nhơn nhìn từ núi Ghềnh Ráng.
Trước mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử trên đỉnh núi Ghềnh Ráng.
Tượng Trần Hưng Đạo trên bán đảo Phương Mai nhìn ra biển Quy Nhơn.
Cảng biển trên biển Quy Nhơn.
Ngư dân ra khơi.
Khung cảnh hữu tình trên biển Quy Nhơn.
Nguyễn Hồng Việt