• Rừng tràm Trà Sư
  • (NTO) Rừng tràm Trà Sư có diện tích tự nhiên 845 ha, nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng quốc gia. Đây là điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người yêu động vật hoang dã.
  • Trước năm 1975, những cánh rừng tự nhiên ở đây bị bom đạn trong chiến tranh cày xới làm những cánh rừng tràm khu vực này không còn nữa và trở thành cánh đồng hoang hóa, nhưng không thể trồng lúa vì nồng độ phèn rất cao nên tỉnh An Giang đã qui hoạch trồng lại rừng tràm. Tỉnh đã đầu tư làm hệ thống đê bao khép kín khá vững chắc có chu vi dài gần 12km trong khu lõi của rừng tram với mặt đê rộng 4m, cao trình trên 4m để không bị ngập nước cho dù lũ lớn.

    Trong 713 ha rừng tràm hiện có, loại tràm có độ tuổi 25 năm khoảng 82 ha; 20 năm tuổi 560 ha; 15 năm tuổi 66 ha và từ 5 năm tuổi trở lên là 55 ha. Hệ sinh thái rừng tràm này khá tốt, nên trở thành cái nôi tạo nguồn thức ăn, giúp nhiều loài động vật, nhất là chim sinh sống. Khu rừng có 140 loài thực vật đã xác định với 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài cây dây leo, 70 loài cỏ và 13 loài thủy sinh, đặc biệt có nhiều loài thuốc Nam với nhiều cây thuốc bổ và có giá trị, 22 loài cây cảnh, 9 loài cây ăn quả. Có 11 loài thú rừng trong 6 họ và 4 bộ, 70 loài chim thuộc 13 bộ và 3 họ, có 2 loài chim quý hiếm như cò Ấn Độ ( Giang Sen) và Cò Rắn (Điêng Điểng ), 20 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Tài nguyên thủy sản có 23 loài cá, trong đó có 2 loài cá có giá trị khoa học và nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng là cá còm và trê trắng.

    Từ năm 1999 đến nay, rừng tràm Trà Sư đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Đặc điểm thu hút khách của Trà Sư chính là những nét hoang sơ với những dấu vết còn lại của dòng sông, rạch, bào tự nhiên và được sống trong cảm giác thư thái, ung dung thưởng ngoạn, thư giãn sau thời gian lao động vất vả là khoảng thời gian vô cùng quí hiếm khi ở Trà Sư. Ngoài ý nghĩa về mặt bảo tồn, giá trị kinh tế rừng tràm Trà Sư còn chứa đựng những yếu tố văn hóa tiềm ẩn rất độc đáo và phong phú bởi quanh khu rừng có nhiều đồng bào Khmer và Kinh sinh sống với các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như dệt thổ cẩm, lụa Khmer siêu, nấu đường thốt nốt, tinh cất tinh dầu tràm, gây nuôi mật ong... Hàng năm, khu rừng tràm Trà Sư đón gần hơn 10.000 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu.

    Một số hình ảnh sinh động về rừng tràm Trà Sư:

     Nhân viên rừng tràm đưa du khách tham quan Trà Sư

    Thú vị nhất của rừng tram là du khách được lướt sóng trên những chiếc vỏ lãi
    với xung quanh là những đám bèo xanh thẩm.

     Trà Sư mùa nước nổi đẹp nhất với thảm bèo xanh bao quanh.

     Khu tràm cổ quí hiếm ở rừng Trà Sư

    Loài cò Ấn độ còn gọi là Giang Sen là động vật hoang dã có ghi trong sách đỏ
    của Thế giới được bào tồn tại Trà Sư.

     Trà Sư còn là nơi cư trú của nhiều giống chim quí hiếm do môi trường được bào vệ tốt.

    Tổ ong mật phát triển nhiều ở trong khu rừng tràm.

    Ban quản lý rừng tràm có sáng kiến cho du khách thuê xe đạp đi tham quan
    và chụp ảnh tại rừng tràm.