• Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam
  • (NTO) Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có gần 1.000 năm lịch sử mà vẫn giữ được vẻ cổ kính với đặc điểm kiến trúc của nhiều thời đại và là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội và cả nước.
  • Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.

    Các công trình kiến trúc của Văn Miếu được dựng bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài theo phong cách nghệ thuật của các triều đại Lê, Nguyễn và những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Trong đó, Khuê Văn Các được coi là biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng năm 1805 với kiến trúc gỗ, bốn mặt có cửa sổ tròn và những con tiện tỏa ra tứ phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng.

    Một trong những di tích nổi tiếng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 82 tấm bia Tiến sĩ, ghi họ tên, quê quán của 1307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ 1442- 1779 gồm 81 khoa triều Lê và 1 khoa triều Mạc. Bia Tiến sĩ khắc trên loại đá màu xanh, kích thước không đều nhau được chạm khắc hoa văn tinh xảo. Bia được đặt trên lưng rùa. Rùa là một trong bốn linh vật: Long, Ly, Quy, Phượng. Rùa sống lâu, có sức khỏe nên việc đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa đá thể hiện sự tôn trọng hiền tài và trường tồn mãi mãi.

    Văn Miếu môn, dẫn vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

    Không gian xanh mát trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

    Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút rất đông du khách quốc tế đến tham quan
    và tìm hiểu lịch sử văn hóa Việt Nam.

     Khuê Văn Các được coi là biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

    Thiên Quang tỉnh nhìn từ Khuê Văn Các.

    Khuê Văn Các - Thiên Quang tỉnh, nơi giao hòa của đất, trời.

    Bốn mặt Khuê Văn Các có cửa sổ tròn và những con tiện tỏa ra tứ phía tượng trưng
    cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng.

     Khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám có những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

    Văn Miếu - Quốc Tử Giám với gần 1.000 năm tuổi là một trong những di tích lịch sử
    văn hóa tiêu biểu và quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội và cả nước.

     Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

    Bái đường Văn Miếu trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tháng 10-2010.

     Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ được vẻ cổ kính với đặc điểm kiến trúc
    của nhiều thời đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

    Nhà bia Tiến sĩ.

    Bia Tiến sĩ được đặt trên lưng rùa, ghi họ tên, quê quán của các vị Tiến sĩ từ 1442-1779.

     Rùa sống lâu, có sức khỏe nên việc đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa đá thể hiện sự tôn trọng
    hiền tài và trường tồn mãi mãi.

    Bia Tiến sĩ lưu giữ truyền thống hiếu học của dân tộc Việt.

    Chữ khắc trên Bia Tiến sĩ.

    “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, trích trong Bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442)
    nêu rõ việc tầm quan trọng của việc đào tạo nhân tài và khuyến khích kẻ sĩ.

     Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo
    và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An.

    Tượng thờ Khổng Tử (551TCN - 479TCN) trong điện Đại Thành.

    Ngói mũi hài theo phong cách từ các triều đại Lê, Nguyễn.

    Hình tượng truyền thống lưỡng long tranh châu trên mái các công trình kiến trúc
    của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

    Các chi tiết kiến trúc của Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang đậm phong cách truyền thống dân tộc.

    Du khách chụp hình lưu niệm bên hồ Thiên Quang (Thiên Quang tỉnh).