• Côn Đảo - nơi ghi dấu ý chí cách mạng bất diệt
  • (NTO) Hàng thế kỷ, Côn Đảo là địa danh gắn liền với hệ thống nhà tù khét tiếng trên thế giới do Pháp xây dựng.
  • Hệ thống nhà tù tàn bạo ở Côn Đảo được hình thành từ năm 1862, ngay sau khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông thuộc Nam kỳ. Từ đó đến năm 1975, suốt 113 năm, Côn Đảo được mệnh danh là “địa ngục trần gian” - nơi lưu đày, giam cầm những người chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ Sài Gòn cũ. Và nơi đây cũng đã thấm biết bao máu xương của hàng chục nghìn chiến sĩ qua nhiều thế hệ người Việt yêu nước trên từng gốc cây, ngọn cỏ. Nó là minh chứng cho cuộc chiến đấu oai hùng của dân tộc xuyên suốt hàng thế kỷ.

    Du khách lại có những phút giây lắng đọng với truyền thống đấu tranh đầy tự hào của các thế hệ chiến sĩ cách mạng Việt Nam yêu nước qua các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ từ hệ thống nhà tù Côn Đảo do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1862. Chính tại đây, thực dân Pháp đã giam cầm, gông cùm, xiềng xích và dùng đủ các đòn tra tấn tàn bạo nhất, để hòng dập tắt ý chí của các chiến sĩ cách mạng luôn đấu tranh vì độc lập tự do và giải phóng dân tộc. Dấu ấn tố cáo đanh thép nhất cho sự dã man của chế độ nhà tù khét tiếng này chính là khu biệt lập Chuồng Cọp do thực dân Pháp xây dựng năm 1940, khu biệt lập Chuồng Bò do Mỹ xây dựng năm 1930 được mở rộng thêm vào năm 1963, và nhà tù Phú Bình được mệnh danh “chuồng cọp kiểu Mỹ” xây dựng năm 1971. Điều này còn phần nào được “khẳng định” khi tháng 5/2012, Nhà tù Côn Đảo được công nhận kỷ lục Guiness châu Á về “Hệ thống di tích lịch sử nhà tù trên đảo lớn nhất”.

    Cùng với hệ thống nhà tù nghĩa trang Hàng Dương là nơi yên nghỉ của những người con ưu tú của Tổ quốc: Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong, Võ Thị Sáu… và hàng chục nghìn liệt sĩ vô danh khác. Trong đó, người liệt nữ Võ Thị Sáu ra đi khi mới 16 tuổi vẫn là bài ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam bất diệt, lưu danh cho thế hệ hôm nay và mai sau.

    Cầu tàu 914 trên vịnh Côn Sơn, nơi đây có ít nhất 914 người con yêu nước đã ngã xuống.
     
     
    Tượng đài các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương.
     
     
     Tổ quốc ghi công các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc.
     
     
    Nghĩa trang Hàng Dương, nơi an nghỉ của hàng chục nghìn liệt sĩ vô danh.
     
     
     
    Trước mộ cô Sáu - Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu ở nghĩa trang Hàng Dương.
     
     
     Điểm đầu cầu tàu 914 chứng kiến bảo cuộc vượt biển trở về đất liền của các chiến sĩ cách mạng.
     
     
     Đền tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo.
     
     
     Nhà tù Phú Sơn trong hệ thống nhà tù Côn Đảo.
     
     
    Hệ thống nhà tù Côn Đảo là nơi lưu đày, giam cầm những người chống lại
    chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ Sài Gòn cũ.
     
     
     Tái hiện ảnh tù chính trị trong nhà tù Côn Đảo.
     
     
     
    Hệ thống phòng giam của nhà tù Côn Đảo được xây dựng kiên cố.
     
     
     
    Du khách tham quan nhà tù Côn Đảo.
     
     
    Một người tù Côn Đảo bẻ xiếng xích.
     
     
    Du khách đọc bài thơ “Đập đá Côn Lôn” được nhà yêu nước Phan Chu Trinh
    sáng tác trong thời gian bị giam cầm ở Côn Đảo.
     
     
    Hệ thống nhà tù Côn Đảo trở thành điểm đến cho du khách muốn tìm hiểu
    về truyền thống đấu tranh kiên cường của cách mạng Việt Nam.
     
     
     
     
    Hệ thống nhà tù Côn Đảo được mệnh danh là “địa ngục trần gian”
    hòng dập tắt ý chí của các chiến sĩ cách mạng yêu nước.
     
     
     
    Tái hiện hình ảnh tù chính trị bị giam cầm trong Chuồng Cọp.
     
     
    Du khách được giới thiệu về tội ác của chế độ giam cầm ở Chuồng Cọp.