• Xứ sở gỗ hóa thạch
  • (NTO) Đó là tỉnh Gia Lai, nơi từ lâu các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh vốn tồn tại hàng chục ngọn núi lửa. Theo quá trình biến đổi địa chất hàng triệu năm, những cánh rừng cổ thụ nơi đây bị chôn vùi dưới dòng nham thạch của núi lửa, và sự phân hủy của các chất hữu cơ trong thân gỗ diễn ra suốt thời gian dài đó đã tạo nên loại gỗ hóa thạch (còn gọi là gỗ đá) tuyệt đẹp, quý hiếm.
  • Trong thành phần dung nham của núi lửa có chứa dung dịch silic (SiO2), nhờ vậy, một số cây không bị đốt cháy đã được tẩm dung nham nên biến thành gỗ hóa thạch. Người ta tìm thấy nhiều gỗ hóa thạch ở trong các lớp bùn đỏ, nhiều nhất ở Gia Lai là khu vực thuộc dãy núi Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.

    Người phương Đông cho rằng gỗ hóa thạch là một loại hình trang sức rất tuyệt vời, có kết cấu như thạch anh nên rất cứng, có thể sử dụng làm đồ mỹ nghệ. Với những khúc to, gỗ hóa thạch có thể cưa ra làm bàn, ghế vì nó không bị mưa gió hay thời tiết làm cho hư hỏng, mục nát. Cũng theo quan niệm phương Đông, gỗ hóa thạch còn mang đến may mắn bình an, sức khỏe và trường thọ cho người sử dụng. Màu sắc gỗ hóa thạch rất đa dạng, với các màu xám nâu, màu phớt xanh lá, màu phớt đỏ, màu vàng và màu xanh da trời. Đôi khi còn xuất hiện những họa tiết thứ cấp trông giống như đường phân chia trên bề mặt của đá ngọc bích hoặc đá agate...

    Hiện gỗ hóa thạch được trưng bày tại nhiều địa điểm du lịch, văn hóa của tỉnh Gia Lai để du khách có cơ hội chiêm ngưỡng và có thể mua về làm đồ kỷ niệm, như công viên Đồng Xanh - ngoại ô thành phố Pleiku, Bảo tàng Gia Lai, quảng trường Đại Đoàn Kết - ngay trung tâm thành phố Pleiku…

     
    Bảo tàng Gia Lai có nguyên một không gian để giới thiệu gỗ hóa thạch.
     
     
    Cây cổ thụ hóa thạch được đặt trong không gian văn hóa Tây Nguyên
    ở công viên Đồng Xanh.
     
     
    Cây hóa thạch như chiếc linga, tượng trưng cho văn hóa phồn thực của đồng bào Tây Nguyên.
     
     
    Gỗ hóa thạch có nhiều hình dạng lạ mắt.
     
     
    Gỗ hóa thạch có nhiều màu sắc đẹp.
     
     
    Gỗ hóa thạch được dùng làm đồ lưu niệm cho du khách khi đến với Gia Lai.
     
     
    Gỗ hóa thạch được đặt trong không gian văn hóa Tây Nguyên ở công viên Đồng Xanh.
     
     
    Gỗ hóa thạch được tìm thấy rất nhiều ở Gia Lai vì nơi đây cách đây hàng triệu năm
    có hàng chục ngọn núi lửa hoạt động.
     
     
    Gỗ hóa thạch Gia Lai được hình thành sau hàng triệu năm bị chôn vùi dưới
    nham thạch núi lửa.
     
     
    Gỗ hóa thạch nguyên bản như một gốc cây.
     
     
    Gốc cây cổ thụ hóa thạch lớn nhất Việt Nam hàng triệu năm tuổi
    được tìm thấy ở miệng núi lửa Chư A Thái, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.
     
     
     
    Họa tiết của gỗ hóa thạch có thể sử dụng làm đồ mỹ nghệ.
     
     
    Họa tiết đặc biệt của gỗ hóa thạch.
     
     
    Khối đá Silicchalcedon nặng 8 tấn là một mẫu gỗ hóa thạch được đặt trang trọng
    tại trung tâm thành phố Pleiku.
     
     
    Vết gãy của cây cổ thụ hóa thạch.