Chiến dịch Xuân Mậu Thân (1968) minh chứng cho tài trí trong nghệ thuật điều hành chiến tranh đặc biệt độc đáo của quân và dân ta. Một trong số đó là vấn đề chọn thời điểm, hiệu lệnh khởi phát cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân- 1968 đã tạo ra một bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.
Cùng với thời gian, thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân –1968 ngày càng được khẳng định, trở thành biểu tượng của ý chí quyết chiến quyết thằng, khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Từ thực tế lịch sử, thành tựu và bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự đúc rút từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) nói riêng và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung vẫn sẽ còn nguyên vẹn giá trị để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Bộ đội hành quân trong cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1968
Hình ảnh 11 cô gái sông Hương là minh chứng sinh động về ý chí
và sức mạnh của “thế trận lòng dân”
Nữ tự vệ trong các cơ quan trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam sẵn sàng cho Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968
Quân giải phóng, lực lượng biệt động, đặc công nhận nhiệm vụ và tuyên thệ
trước giờ xuất kích Tổng tấn công Sài Gòn xuân Mậu Thân 1968
Cột khói bốc lên trong nội đô Sài Gòn.
Quân giải phóng chiếm lĩnh các cơ quan đầu não của địch tại Quận 5.
Một góc đài Phát thanh Sài Gòn sau đợt tấn công của các chiến sỹ Biệt động ta.
Quân đội ta tiến vào thành nội Huế Tết Mậu Thân, ngày 2/2/1968.
Tại cổng ra vào của Đại sứ quán Mỹ lúc sáng 31/1/1968
Bức ảnh này đã gây chấn động cả thế giới về tội ác của Ngụy quyền Sài Gòn.
Trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968, tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cầm súng bắn thẳng vào đầu
một chiến sĩ đặc công đã bị bắt. Vụ việc được ký giả Eddie Adams nhanh tay chụp được.
Sau này, Adams giành giải Pulitzer trong năm 1969.
Nguồn VOV Online