• Tảo mộ - Nét văn hóa độc đáo của người Chăm theo đạo Bà Ni
  • (NTO) Tảo mộ là một phần trong lễ hội Ramưwan diễn ra hàng năm, cứ ba tháng trong một năm và lùi ngược dần. Đây là lễ hội tiêu biểu của đồng bào người Chăm theo đạo Bà ni, vừa mang sắc thái tôn giáo, vừa là tín ngưỡng dân gian được lưu giữ và kế thừa rất lâu đời.
  • Lễ hội Ramưwan gắn chặt với từng con người, đời người từ khi sinh ra, lớn lên cho đến lúc qua đời được ghi nhận trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí. Lễ hội Ramưwan bao gồm nhiều nghi lễ và trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau như: lễ Sút Amưrăm (kinh hội đầu năm), lễ Sút Yâng (kinh hội xoay vòng), lễ tảo mộ, tháng Ramưwan, lễ Vàha… là những nghi lễ đâu đời của người Chăm.

    Nếu Katê là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm Bà la môn, thì Ramưwan là ngày trọng đại của không chỉ người Chăm Bà ni mà còn của cả người Chăm Islam vốn sống tập trung ở vùng cực Nam trung bộ, đặc biệt là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

    Đi tảo mộ, ở Ghur (nghĩa trang) có thể nói là một nghi thức rất hào hứng hơn cả trong lễ hội Ramưwan . Vì nghi thức này được diễn ra trên một vùng đất rộng và đông đảo nhiều người tham dự. Tất cả sự tôn kính, thành khẩn của người còn sống dành cho người đã khuất đều được thể hiện ở đây. Dịp này rất đông đảo du khách trong đó rất đông các nhà nhiếp ảnh đến thưởng ngoạn và chụp ảnh.

    Báo điện tử Ninh Thuận giới thiệu bộ ảnh: “ Ngày Tảo Mộ” của nhà nhiếp ảnh Hữu Thành được thực hiện trong 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

    Lễ hội Ramưwan ở thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.

    Nghi thức cúng trong ngày tảo mộ- trong lễ hội Ramưwan.

    Những cô gái Chăm duyên dáng trong ngày tảo mộ.

    Sư Cả - Chức vụ lớn nhất trong làng.

    Sư trẻ theo đạo Bà Ni.

    Trong ngày tảo mộ, gần như cả làng Chăm đều ra nghĩa trang làm lễ.