Thanh Hà đa phần là để phục vụ đời sống như chum, vại, nồi niêu, bình, lọ… và gạch ngói sử dụng trong xây dựng. Về sau, khi đô thị Hội An không còn là thương cảng chính của miền trung nữa thì làng gốm Thanh Hà cũng bị ảnh hưởng, nghề gốm cũng mai một dần.Hiện nay, làng gốm Thanh Hà đang sản xuất với cách làm truyền thống thủ công, đặc biệt bàn xoay không dùng động cơ mà dùng lực chân người đá tác động, người đá có thể dùng tay làm việc khác, sản phẩm nhỏ được nặn bằng tay, lò nung sản phẩm vẫn dùng củi đốt. Sản phẩm gốm được làm từ nguồn nguyên liệu đất sét trong vùng.
Trong xu hướng phục hồi để bảo tồn nghề truyền thống, phát triển du lịch, gốm Thanh Hà hướng tới các sản phẩm mỹ nghệ - lưu niệm. Cùng với các sản phẩm cũ như nồi, niêu, chén, bát, bình, hũ… những người làm gốm ở Thanh Hà sản xuất các loại tượng mỹ nghệ, phù điêu, con giống, đồ trang trí…
Những gì còn lại ở làng gốm hơn 500 tuổi này vẫn là minh chứng sống động về một nghề thủ công đã từng có thời kỳ phát triển rực rỡ ở Hội An. Vẫn còn đó những bàn tay điêu luyện, tài hoa của những nghệ nhân gốm, vẫn còn đó cách thức sản xuất của thời xa xưa, và vẫn còn mãi nét duyên - mộc mạc của gốm Thanh Hà...
Bàn xoay không dùng động cơ, người đá tác động bàn xoay tay vẫn làm việc khác.
Bé giúp bà đá bàn xoay.
Cửa hàng trưng bày sản phẩm.
Cắt lọc đất sét.
Điêu khắc hoa văn trên sản phẩm.
Mang sản phẩm vào, ra lò nung.
Nặn đất thành phôi.
Nung sản phẩm.
Phơi sản phẩm.
Sản phẩm nhỏ được nặn bằng tay.
Sông Thu Bồn bên làng gốm Thanh Hà.
Hữu Thành – Nguyễn Văn Tâm