• Nghề đan đó ở Thủ Sỹ
  • (NTO) Toàn xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên có khoảng 500 người dân làng nghề làm nghề đan đó. Tuy là nghề phụ lúc nông nhàn, nhưng người dân của Thủ Sỹ, ai cũng biết quê mình có nghề đan đó làm cho làng mình nổi tiếng khắp nơi nên đã góp phần nâng niu, giử gìn và phát triển. Chiếc đó (lờ) là dụng cụ bẩy tôm, cá, cua… trên sông rạch, vùng chiêm trũng, đầm phá khắp miền Bắc nước ta. Đó đan bằng tre, có hình bầu dục, đuôi nhọn, miệng nhỏ tròn, nắp miệng là chiếc hom.
  • Phát triển mạnh nhất, gắn bó hơn cả với nghề truyền thống đan lát này phải kể đến 2 thôn Nội Lăng và Tất Viên. Rời tay cuốc, tay liềm, rời bàn học là trên tay người lớn, trẻ nhỏ ở 2 thôn này lại thoăn thoắt đan rọ, kết mảnh hom. Và, nghề đan đó đã đem lại 50% thu nhập cho nhân dân thôn xã Thủ Sỹ. Hàng ngày trong làng già trẻ nhộn nhịp cảnh phơi nan, đan đó, kẻ mua người bán tạo bức tranh đặc sắc làng nghề nông thôn. Hầu hết người làm là phụ nữ, từ em bé đến cụ già 80-90 tuổi đều biết chẻ nan, đan từ món nhỏ đến món lớn. Dễ nhứt là đan hom miệng đó, khó nhứt là cạp vành miệng và đan kết thúc đuôi đó. Nếu có dịp đến thăm, du khách sẽ thấy được một những kỷ năng độc đáo của làng nghề với những cọng tre ngoan ngoãn, nằm theo những ngón tay điệu nghệ thoăn thoắt bắt nan đan, và những sản phẩm đều như đúc rập khuôn, mới thấy họ là những nghệ nhân làng nghề lâu đời. Được biết, hàng năm làng nghề cung cấp khoảng 650.000 sản phẩm bán ra các tỉnh xung quanh.

    Bắt đầu đan thân đó.

    Bắt nan đan hom.

    Bắt từng cọng nan kết thành thân đó.

    Đan thành đó.

    Đan trúm.

    Đưa đó ra chợ.

    Em bé đan hom.

    Hàng ngày có nhiều thương lái đến từng nhà thu mua đó.

    Hình ảnh mua bán đó trước sân nhà ở làng.

    Kẻ đan hom (nắp miệng đó – trái), người đan đó (phải).

    Kết thúc miệng đó.

    Nan tre trải ra sân phơi khô.

    Phơi đó.

    Trước hiên nhà nghề đan đó.