Các di sản văn hóa phi vật thể này gồm:
1. Nghề thủ công tre, trúc Xuân Lai (xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh);
2. Lễ hội Nghinh Ông (xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre);
3. Lễ hội Cầu Ngư (thành phố Đà Nẵng);
4. Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng);
5. Lễ hội Trương Định (thị xã Gò Công, xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang);
6. Chữ viết cổ của người Thái (tỉnh Sơn La);
7. Văn hóa Chợ nổi Cái Răng (quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ).
Những di sản nằm trong danh mục di sản quốc gia sẽ được cấp kinh phí trùng tu, tôn tạo từ nguồn ngân sách Nhà nước. Đồng thời, Bộ VHTT&DL là cơ quan có thẩm quyền quyết định mọi phương án tu sửa, tôn tạo với các di tích di sản này. Chính quyền địa phương muốn có bất cứ hoạt động nào ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của di tích (bao gồm cả sửa chữa) đều phải có ý kiến của Bộ VHTT&DL.
Nguồn chinhphu.vn