Theo đó, hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian 5 ngày, từ 12 đến 16-10-2012. Ngày hội có khoảng 800 nghệ nhân, diễn viên, tuyên truyền viên, huấn luyện viên và vận động viên là người dân tộc Chăm của 6 tỉnh, thành phố tham gia: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, An Giang, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có khách mời các tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi tham gia hội thảo, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa Chăm.
Điệu múa truyền thống của đồng bào Chăm trong ngày hội Ka tê tại tháp Poklong Garai
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm - Ninh Thuận năm 2012 trên địa bàn tỉnh diễn ra các hoạt động: Hội chợ Thương mại gắn với Lễ hội Katê 2012; liên hoan tuyên truyền, trưng bày, giới thiệu sách; chiếu phim tư liệu về văn hóa Chăm; giới thiệu văn hóa ẩm thực; triển lãm - giới thiệu “Đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; triển lãm văn hóa Chăm của các tỉnh, thành phố; triển lãm ảnh “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam”; trưng bày mỹ thuật Chăm; hội thảo “Bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm”; thi đấu thể thao với các bộ môn: bóng đá, bóng chuyền, đẩy gậy, chạy việt dã; thi dệt thổ cẩm Chăm và nặn sản phẩm gốm; lễ hội Ka tê năm 2102; tham quan, du lịch tại các điểm: Khu di tích tháp Koklong Garai, vịnh Vĩnh Hy, làng gốm Bàu Trúc, làng dệt Mỹ Nghiệp, trang trại nho Ba Mọi…. (Mời xem toàn văn Kế hoạch số 4720 /KH-BTC)
Sơn Ngọc