Ngành Tư pháp: Triển khai đồng bộ công tác cải cách hành chính

Cùng với việc thực hiện nghiêm túc, hoàn thành trong hạn, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, thời gian qua, ngành Tư pháp đã triển khai đồng bộ công tác cải cách hành chính (CCHC) và đạt được những kết quả tích cực, góp phần xây dựng nền hành chính tỉnh nhà ngày càng minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả và tạo môi trường pháp lý ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Chỉ đạo điều hành CCHC, ngày 29-11-2021, Sở Tư pháp ban hành Quyết định số 135/QĐ-STP về kế hoạch CCHC năm 2022, xác định 28 nhiệm vụ trọng tâm trên 7 nội dung CCHC phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; tham mưu Đảng ủy sở ban hành các kế hoạch, nghị quyết thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28-9-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”; ban hành các kế hoạch liên quan đến công tác CCHC và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số CCHC (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Nhờ đó, công tác CCHC được triển khai đồng bộ, đạt kết quả tích cực trên tất cả các mặt cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, hành chính công, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Đảng ủy, lãnh đạo Sở Tư pháp kịp thời tham mưu UBND tỉnh công bố các TTHC trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết; thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật ban hành tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục theo quy định, hợp hiến, hợp pháp, bảm đảm tính thống nhất giữa văn bản địa phương và văn bản cấp trên; tính hiệu lực, hiệu quả và tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật được đảm bảo, chất lượng ngày càng được nâng cao. Trong 7 tháng năm 2022, Sở Tư pháp đã thụ lý và giải quyết hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công 1.498 hồ sơ; trong đó, đã giải quyết 1.376 hồ sơ; không có phản ánh, kiến nghị về TTHC. Đối với các hồ sơ trễ hẹn, sở đều có thư xin lỗi, nguyên nhân trễ hẹn là do các hồ sơ này đều có án tích nên cần phải xác minh tại các cơ quan có liên quan. Kết quả giải quyết TTHC trên Cổng dịch vụ công trực tuyến được 438 trường hợp đăng ký khai sinh, 129 trường hợp đăng ký khai tử, 352 trường hợp đăng ký kết hôn và 33 trường hợp cấp phiếu Lý lịch tư pháp.

Đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các giải pháp nâng cao các trục nội dung được giao trong chỉ số PAPI, PAR INDEX, SIPAS, PCI của tỉnh, ngành Tư pháp cũng tích cực đổi mới, cải tiến, xóa bỏ những cách làm không hiệu quả, phát huy kết quả đạt được và nỗ lực, có giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu chưa đạt. Việc triển khai thực hiện các chỉ số, giải pháp của sở đã góp phần cùng với các cơ quan, đơn vị cải thiện chỉ số SIPAS năm 2021 của tỉnh đạt 88,64% tăng 3,47% so với năm 2020 (tăng 16 bậc, xếp hạng 16/63 tỉnh, thành phố). Tiêu chí thành phần “Dịch vụ chứng thực, xác nhận” thuộc trục nội dung “Thủ tục hành chính công” trong chỉ số PAPI của tỉnh tăng 0,68 điểm; chỉ số thành phần “Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự” trong chỉ số PCI xếp hạng 10/63, tăng 1 bậc; chỉ số thành phần về xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh trong chỉ số PAR INDEX do Sở Tư pháp phụ trách tăng 0,91 điểm và tăng 54 bậc so với năm 2020. Kết quả công tác CCHC năm 2021 của Sở Tư pháp đã xếp hạng chỉ số DDCI 3/28 sở, ban, ngành, tăng 19 bậc; chỉ số mức độ hài lòng của người dân xếp hạng 2/40 đơn vị, tăng 31 bậc; xếp hạng CCHC 8/21 sở, ban, ngành.

Phát huy kết quả đạt được, trong năm 2022, Sở Tư pháp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các trục nội dung phụ trách trong chỉ số PAR INDEX, PAPI, SIPAS, PCI của tỉnh gắn với đẩy mạnh tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ CCHC của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Đối với tiêu chí thành phần “Tiếp cận dịch vụ tư pháp” thuộc trục nội dung “Trách nhiệm giải trình với người dân” thuộc Chỉ số PAPI (trong năm 2021, tiêu chí thành phần “Tiếp cận dịch vụ tư pháp” đạt 1,79/3.4 điểm, giảm 0,02 điểm so với năm 2020), Sở Tư pháp tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan phấn đấu nâng chỉ số nội dung “Trách nhiệm giải trình với người dân” lên 0,22 điểm, đạt 4,6/10 điểm tối đa, tăng 5 bậc, xếp vị trí 20/63 tỉnh, thành phố thông qua việc tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân thông qua hệ thống giám sát, điều hành đô thị thông minh và hệ thống phản ánh hiện trường, nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế giải quyết dân sự phi tòa án. Đối với chỉ số thành phần “Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự” trong chỉ số PCI (đạt 7,70 điểm, tăng 0,32 điểm so với năm 2020, nhưng chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh là 8,0), ngành Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện chỉ số Thiết chế pháp lý tạo điều kiện cho chỉ số Tính minh bạch tiếp tục nâng cao thứ hạng, qua đó làm giảm chi phí thời gian và chi phí không chính thức của doanh nghiệp...