Cần lưu ý: lô hội có tác dụng tẩy mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai, người có tỳ vị hư nhược, đại tiện phân lỏng.
Chữa chứng viêm loét tá tràng: 20g lô hội, 20g dạ cẩm, 12g nghệ vàng (tán bột mịn), 6g cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Thêm mai mực tán bột 10g uống cùng nước thuốc trên nếu ợ chua nhiều. Điều trị 15-20 ngày là một liệu trình.
Chữa chứng viêm đại tràng mãn tính: lấy 5 lá tươi lô hội bóc vỏ ngoài, xay nhỏ cùng 500ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30ml.
Chữa chứng táo bón: ngày ăn 1 lá lô hội tươi hoặc 20g lô hội xay với 500ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa chứng tiêu hóa kém: 20g lô hội, 12g bạch truật, 4g cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Chữa chứng tiểu đục như nước vo gạo: 20g lô hội tươi, giã nát uống trước bữa ăn, ngày uongs 2 lần. Hoặc dùng 20g hoa lô hội nấu với thịt lợn ăn.
Chữa chứng tiểu đường: 20g lá lô hội sắc hoặc uống sống ngày một thang.
Chữa chứng ho khạc ra máu: 20g lá lô hội bỏ vỏ ngoài rửa sạch chất dính. Sắc uống này 1 thang.
Chữa chứng nôn ra máu: 20g hoa lô hội, sắc với rượu uống.
Trẻ em bị cam tích: 20g rễ lô hội khô, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa chứng bế kinh, đau bụng kinh: 20g lô hội, 12g nghệ đen, 20g rễ củ gai, 12g tô mộc, 4g cam thảo. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Chữa bệnh quai bị: lấy lá lô hội giã nát đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời lấy 20g lá lô hội sắc uống ngày 1 thang. Chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Chữa trứng cá: lá lô hội tươi rửa sạch, bóc vỏ lấy phần nhựa tươi, xoa lên vùng bị trứng cá. Ngày 1 lần, dùng nhiều ngày sẽ có kết quả.
Theo Tiền Phong Online