* Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 239 di tích, gồm các loại hình: Đình làng; chùa; miếu; nhà thờ; lăng; tháp Chăm, thánh đường Hồi giáo; đền thờ của người Chăm; phế tích và bia ký Chăm; di tích lịch sử cách mạng; danh lam thắng cảnh...Trong đó có 64 di sản văn hóa đã được xếp hạng. Cụ thể: 2 di tích quốc gia đặc biệt (tháp Hòa Lai và tháp Po Klong Garai); 18 di sản cấp quốc gia, (12 di tích cấp quốc gia, 1 danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và 5 di sản văn hóa phi vật thể và 44 di tích, di sản văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh). Đặc biệt Ninh Thuận nằm trong 21 tỉnh, thành phố có nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; hiện nay, tổ chức UNESCO đang xem xét, xét duyệt theo quy định.
Du khách tham quan Di tích quốc gia đặc biệt Tháp Pô Klong Garai trong dịp nghỉ lễ 30-4-2021. Ảnh: Văn Nỷ
* Trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025; huyện Ninh Phước phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm từ 12- 13%. Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản đạt 29,57%; ngành công nghiệp và xây dựng đạt 36,74%; ngành thương mại - dịch vụ 33,69%; thu ngân sách đạt 116,29 tỷ đồng và phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 84,82 triệu đồng/người/năm. Số lao động được giải quyết việc làm hằng năm 2.900 người; tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động đến năm 2025 đạt 70%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 1% trở lên. Phấn đấu 8/8 xã đạt nông thôn mới nâng cao, trong đó có 1 đến 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
* Tính đến ngày 18-11, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ, đóng góp của 28 sở, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với tổng số tiền trên 355 triệu đồng vào Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh năm 2021. Trong đó có 14 đơn vị sở, ngành đóng góp 279 triệu đồng; 14 doanh nghiệp đóng góp 76 triệu đồng. Một số đơn vị đóng góp cao như: Ngân hàng nhà nước tỉnh 8 triệu đồng; Sở Tài nguyên và Môi trường 6 triệu đồng; Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn 3,5 triệu đồng; Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam 50 triệu đồng; Công ty Cổ phần Nước Ninh Thuận 5 triệu đồng; Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại xăng dầu Phát Phú Mỹ- Ninh Thuận 3 triệu đồng; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trung Tín 3 triệu đồng.
NN