Kính áp tròng (còn được gọi là lens, kính tiếp xúc) là loại kính ôm sát giác mạc, hình chảo, có độ cong phù hợp với giác mạc và không cần gọng đỡ. Kính áp tròng được sử dụng để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị,... Việc đeo kính áp tròng hằng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đôi mắt. Vấn đề vệ sinh kính áp tròng được đặt lên hàng đầu. Khi sử dụng kính áp tròng, kí sinh trùng Acanthamoeba có khả năng ăn mòn giác mạc và sinh sôi rất khó kiểm soát.
Dưới sự tấn công của chúng, mắt dễ gặp các triệu chứng như ngứa rát, nhìn mờ, đau mắt, chảy nước mắt, sung phồng mí,... Nghiêm trọng hơn, chúng có thể làm giảm thị lực và dẫn đến mù lòa. Hơn nữa, đeo kính áp tròng quá thời hạn hoặc không tuân thủ các yêu cầu mà nhà sản xuất đưa ra, dễ dẫn đến việc các vi khuẩn, vi nấm có điều kiện xâm nhập và tấn công mắt. Vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể khi đeo kính áp tròng.
B.H (Theo Báo SK&ĐS)