Trong tổng nguồn vốn huy động kể trên, chủ lực vẫn là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư ước đạt 10.100 tỷ đồng, chiếm 70,63% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 1.429 tỷ đồng so với cùng kỳ; tiền gửi thanh toán ước đạt 3.950 tỷ đồng, chiếm 27,62%, tăng 820 tỷ đồng so với cùng kỳ; phát hành giấy tờ có giá ước đạt 250 tỷ đồng, chiếm 1,75%, tăng 11,11% so với cuối năm 2018.Từ nguồn lực huy động này, các ngân hàng thương mại đã đầu tư hiệu quả vào các chương trình kinh tế, chính sách tín dụng trọng điểm của tỉnh với tổng dư nợ ước đến 30-6 đạt 22.400 tỷ đồng, tăng 3.132 tỷ đồng so với cùng kỳ và tăng 1.606 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn đạt 10.650 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,54% trong tổng dư nợ, tăng 1.302 tỷ đồng (tăng 3,93%) so với cùng kỳ; dư nợ trung, dài hạn đạt 11.750 tỷ đồng, chiếm 52,46%, tăng 1.830 tỷ đồng (tăng 18,45%) so với cùng kỳ, tăng 753 tỷ đồng so với cuối năm 2018.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Ninh Thuận đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ảnh: Văn Miên
Dòng vốn của các ngân hàng thương mại đang ngày được đầu tư đúng hướng, phù hợp với định hướng của ngành và nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. Tính đến nay, dư nợ cho vay phục vụ ngành nông nghiệp, thủy sản của các tổ chức tín dụng đạt 5.550 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,78% trong tổng dư nợ, tăng 650 tỷ đồng (tăng 13,27%) so với cùng kỳ; công nghiệp - xây dựng đạt3.800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,96%; thương mại, dịch vụ và hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng đạt trên 13.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58,26% trong tổng dư nợ, tăng 1.632 tỷ đồng so với cùng kỳ, tăng 1.026 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay các tổ chức tín dụng còn đầu tư theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với dư nợ ước đạt 9.260 tỷ đồng/42.630 khách hàng, tăng 15,8% so với cuối năm 2018.Cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong sản xuất nông nghiệp theo Quyết định 68/20113/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với 2 khách hàng: Công ty TNHH Thông Thuận và Công ty Mía đường Biên Hòa-Phan Rang đến thời điểm 31-5-2019 đạt trên 77 tỷ đồng, nâng lũy kế từ đầu chương trình đến nay đạt trên 109 tỷ đồng. Cho vay xuất khẩu dư nợ ước 720 tỷ đồng, tăng 109 tỷ đồng so với cuối năm ngoái. Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ước đạt 3.495 tỷ đồng, tăng 375 tỷ đồng (tăng 12%) so với cùng kỳ năm trước. Riêng chương trình cho vay hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và Nghị định 89/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay có 43 tàu cá đóng mới, nâng cấp đã hạ thủy, doanh số cho vay 414,566 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 98,1%/số tiền cam kết cho vay, doanh số thu nợ đạt 13,126 tỷ đồng, dư nợ hiện còn 401,44 tỷ đồng.
Về tình hình thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong 5 tháng đầu năm 2019, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng vay 160 hợp đồng tín dụng/48,4 tỷ đồng, trong đó điều chỉnh kỳ hạn trả nợ 91 hợp đồng tín dụng/41,7 tỷ đồng; gia hạn kỳ hạn trả nợ 69 hợp đồng tín dụng/6,7 tỷ đồng; xem xét miễn, giảm lãi vay 72 hợp đồng tín dụng với số lãi được miễn giảm 7,55 tỷ đồng.Mặt khác, đến thời điểm 31-5-2019, các ngân hàng thương mại còn giải ngân đối với các hồ sơ vay vốn được ký kết tại Hội nghị kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp đợt 2 năm 2018 đạt 23 tỷ đồng, đạt 69,4% số tiền cam kết cho vay. Hiện các ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng, xác định đối tượng doanh nghiệp đang khó khăn và có các biện pháp tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ tín dụng với lãi suất hợp lý.
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Ninh Thuận. Ảnh: VM
Theo lãnh đạo Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận, việc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cường “bơm vốn” trong 6 tháng đầu năm không chỉ đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức, doanh nghiệpvà cá nhân trong đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh nói chung phát triển cao hơn trong thời gian tới. Để tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư tín dụng, ngành Ngân hàng sẽ tăng cường chỉ đạo, giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất huy động và cho vay; mở rộng tín dụng có hiệu quả, chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên và các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình kết nối Ngân hàng- Doanh nghiệp theo chiều sâu gắn với triển khai các cơ chế chính sách, tập trung vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm và có thế mạnh của tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 313/QĐ-UBND ngày 21-9-2017; Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội; Kế hoạch cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu năm 2019 đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường tiền tệ, hoạt động Ngân hàng và công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa ngành Ngân hàng và các cơ quan chức năng, cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn trong việc phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và Ngân hàng, nhằm góp phần cùng tỉnh sớm thực hiện đạt các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra.
Văn Thanh