Bệnh viêm họng

Viêm họng gây đau rát họng, khó khăn trong việc nuốt nước miếng, ăn uống... Bệnh thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ.

 Bệnh thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy chúng ta cần làm gì để chữa trị viêm họng ở trẻ nhanh và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm họng gây ra đau rát ở cổ họng có thể được gây ra bởi virus cảm lạnh hoặc cúm. Bệnh sởi, thủy đậu và bệnh bạch hầu thanh quản cũng có thể gây ra viêm họng. Trong thực tế, nguyên nhân thường gặp nhất của viêm vọng là do bị nhiễm virus.

Nóng rát - đau họng là biểu hiện chính của bệnh viêm họng

Thủ phạm phổ biến nhất là khuẩn liên cầu nhóm A, nhưng điều này không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ chập chững mới biết đi. Một trong những loại vi khuẩn gây ra viêm họng ở bệnh ho gà.

Khói thuốc lá, lông mèo, lông chó, phấn hoa từ giống cúc vàng hoặc không khí bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến cuống họng của bé và gây ra các triệu chứng của bệnh cảm lạnh như viêm mũi dị ứng hoặc sốt cỏ khô.

Các biến chứng của bệnh viêm họng

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu như viêm họng không được điều trị một cách kịp thời như nhiễm trùng tai (viêm tai), nhiễm trùng xoang (viêm xoang), viêm phổi, viêm màng não và sốt thấp khớp. Trong số các biến chứng này thì sốt thấp khớp và viêm cầu thận đáng quan tâm nhất.

Sốt thấp khớp: bệnh thấp khớp là một biến chứng nặng của viêm họng. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn có thể làm cho các vi khuẩn còn lại trong amidan kích thích các phản ứng miễn dịch một cách dai dẳng. Việc kích thích các phản ứng miễn dịch này có thể gây viêm ở các bộ phận khác trong cơ thể bao gồm cả não, tim, khớp và da. Tình trạng này được gọi là sốt thấp khớp và nó thường xảy ra sau 2-4 tuần sau khi bị viêm họng. Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh thấp khớp là ảnh hưởng đến tim có thể gây ra sẹo ở van tim.

Bệnh thận: các phản ứng của hệ thống miễn dịch của người bị viêm họng cũng có thể gây ra viêm thận (viêm cầu thận sau khi bị liên cầu khuẩn tấn công). Biến chứng này phổ biến hơn nhưng ít nguy hiểm so với sốt thấp khớp.

Viêm thận có thể xảy ra từ 1-3 tuần sau khi viêm họng và thường tự khỏi trong vòng vài ngày mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào. Trẻ em có nguy cơ bị viêm thận cao sau khi bị viêm họng. Các triệu chứng có thể bao gồm máu trong nước tiểu, mắt cá sưng phù và đôi mắt sưng húp.

Điều trị bệnh

Việc điều trị kháng sinh uống, toàn bộ quá trình uống thuốc 10 ngày phải hoàn thành, thậm chí nếu các triệu chứng bị đẩy lùi sau 2-3 ngày, bạn cũng phải tiếp tục uống thuốc để đảm bảo rằng nhiễm trùng không quay trở lại và để giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh sốt thấp khớp và bệnh thận.

Penicillin V: được dùng bằng đường uống và là kháng sinh thường được chỉ định cho hầu hết viêm họng.

Amoxicillin: là một loại kháng sinh uống thay thế penicillin rất hữu ích, không giống như penicillin V, nó có thể uống trong lúc ăn.

Penicillin G benzathin A: một liều tiêm bắp duy nhất và có thể được sử dụng ở những bệnh nhân không thể dùng thuốc penicillin bằng cách uống hoặc không có khả năng để hoàn thành quá trình uống thuốc trong 10 ngày.

Erythromycin ethyl succinat (ví dụ như E-Mycin): là một loại kháng sinh thay thế uống phù hợp cho những người bị dị ứng với penicillin.

Phòng ngừa bệnh thế nào?

Một phần quan trọng của quản lý nhiễm trùng viêm họng là để ngăn chặn sự lây lan cho người khác. Các bước đơn giản để giúp ngăn ngừa sự lây lan của viêm họng bao gồm.

Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho; Rửa và làm khô tay thường xuyên và kỹ lưỡng; Tránh tiếp xúc vật lý gần với những người mắc bệnh; Không dùng chung thực phẩm, chất lỏng hoặc ăn chung, uống chung với người bị nhiễm; Nếu viêm họng được xác định chắc chắn, hãy ở nhà trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh.

Nguồn: Suckhoe&doisong