Gòn 2 là một trong 5 thôn có số hộ đồng bào dân tộc thiểu số đông nhất của xã Lâm Sơn. Toàn thôn hiện có 212 hộ, với hơn 930 khẩu. Do diện tích đất bằng để canh tác nông nghiệp rất ít, chỉ khoảng hơn 20ha, lại nằm trong vùng không chủ động nước nên đời sống bà con chủ yếu dựa vào canh tác bắp trên đất đồi, núi và đi làm mướn. Lâu nay việc chăn nuôi của người dân trong thôn cũng rất hạn chế, ngoài một số ít heo đen của địa phương thì toàn thôn cũng chỉ có vài chục hộ có bò. Vì vậy, khi dự án HTTN được triển khai về thôn, để lựa chọn được chuỗi giá trị phù hợp, thu hút người dân tham gia phát triển rất khó khăn. Đặc biệt, khi chuỗi giá trị nuôi bò sinh sản được tài trợ từ hai nguồn quỹ CDF (quỹ Phát triển cộng đồng) và quỹ CSG (quỹ Tài trợ dự án cạnh tranh nhỏ) phải có thêm vốn đối ứng thì việc thu hút bà con, nhất là các hộ nghèo tham gia lại càng khó.
Thành viên Nhóm nuôi bò thôn Gòn 2, chăm sóc bò.
Theo ông Đoàn Ngọc Anh, Trưởng nhóm nuôi bò thôn Gòn 2 cho biết, khi triển khai dự án HTTN, Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp (DASU) huyện có định hướng lựa chuỗi heo đen, tuy nhiên nếu nhìn từ thực tế của địa phương thì hướng nuôi heo đen lại không phù hợp. Hầu hết người dân trong thôn, đặc biệt là các hộ nghèo khi tham gia dự án đều mong muốn sẽ có được một nguồn lợi nhất định và bền vững sau khi dự án kết thúc. Nuôi bò sẽ mất thời gian lâu nhưng lợi ích lại khá vững chắc, giá trị cũng cao nên việc chọn chuỗi giá trị bò được cho là phù hợp. Trên cơ sở đó, thôn đã thống nhất và thành lập nhóm nuôi bò với sự tham gia của 18 thành viên. Trong đó, có 15 hộ đồng bào thiểu số; 12 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo và 2 hộ mức thu nhập trung bình. Cuối năm 2014, nhóm được quỹ CDF hỗ trợ mua 10 con bò cái sinh sản, tổng giá trị 200 triệu. Trong đó, quỹ hỗ trợ 80% kinh phí, các thành viên đối ứng 20%. Tháng 2-2015, nhóm tiếp tục được quỹ CSG hỗ trợ mua thêm 5 con với tổng giá trị 95 triệu đồng, các thành viên cũng đối ứng 20%. Ngoài ra, nhóm còn được DASU huyện hỗ trợ một con bò Đực lai (100% vốn miễn phí) để lai giống phát triển sinh sản. Cũng như cách nuôi Heifer từ các nhóm chăn nuôi của những địa phương khác, nhóm nuôi bò thôn Gòn 2 lựa chọn hình thức nuôi xoay vòng hưởng lợi. Ông Đoàn Ngọc Anh cho biết, khi chọn chuỗi giá trị bò thì các thành viên đã xác định đây là hướng sinh lợi về lâu dài sau này nên nhóm định hướng phát triển theo cách nuôi gầy đàn, sau này khi dự án kết thúc ít nhất mỗi hộ nghèo phải có hai đến ba con bò trong tay làm “nguồn vốn” phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo”.
Hiện thôn Gòn 2 cũng đã đề xuất đăng ký với Ban phát triển xã mở thêm một lớp tập huấn về chăn nuôi bò cho các hộ trong thôn. Ngoài ra, các thành viên trong nhóm đã thành lập “quỹ thú y”, theo đó hàng tháng mỗi hộ đóng khoảng 10 – 20 ngàn đồng, trực tiếp ký hợp đồng với cán bộ thú y xã theo dõi hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhóm cũng đã chủ động liên kết với 2 doanh nghiệp thu mua con giống trong tỉnh, bước đầu tìm hướng kết nối thị trường cho sản phẩm đầu ra, khi các thành viên trong nhóm có nhu cầu bán bê đực để đổi lấy bê cái nuôi sinh sản thì tránh được tình trạng bị ép giá khi bán cho tư thương.
KỸ THUẬT TRỒNG DƯA HẤUDưa hấu là loại sinh trưởng, phát triển nhanh, thích hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tỉnh ta. Chọn đất cát pha tơi xốp, thoát nước tốt, tầng canh tác sâu, không quá phèn. Lượng hạt giống cần cho 1ha từ 0,5-1kg. Ngâm ủ hạt với dung dịch Benlate C hoặc Funomyl, sau 32-40 giờ, chọn hạt nảy mầm để gieo. Gieo vào bầu hoặc gieo thẳng trực tiếp vào líp trồng. Lượng phân bón cần cho 1ha là 1.000kg phân hữu cơ, vôi bột 1.000kg, NPK 1.000-1.200kg. Thực hiện tưới phun hoặc tưới thấm. Thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh trên dưa để có biện pháp xử lý phù hợp. Sau 25-30 ngày, dây dưa dài khoảng 1,5m và ra hoa rộ, tiến hành thụ phấn vào 7-9 giờ sáng. 25-30 ngày sau thụ phấn, trái chín. Để đảm bảo chất lượng trái ngon ngọt, trước khi thu hoạch 7-10 ngày cần giảm, cắt lượng nước tưới.
Anh Trang
(Theo Thông tin KNVN)
Nguyễn Anh