Vào cuối năm 1959 và đầu năm 1960, dựa vào địa hình hiểm trở của đèo Gia Túc, ông Pi Năng Tắc đã nghĩ ra cách làm bẫy đá để ngăn quân địch mở các đợt càn quét vào Phước Bình. Ông chỉ huy quân du kích tạo ra một bẫy đá lớn từ việc kết nối 17 bẫy đá liên hoàn trên đoạn đường dài khoảng 500m, phía dưới cho cắm chông, xoa bẫy, mang cung có tẩm độc. Trưa ngày 10/8/1961, ông đã chỉ huy dân quân du kích đồng loạt cho sập bẫy, đá trên vách núi đổ xuống đội hình địch, tiêu diệt hơn 100 tên địch. Chiến thắng oai hùng trên đèo Gia Túc được ghi vào lịch sử cách mạng và được ca ngợi cho đến hôm nay.
Ảnh: CTV
Năm 1992, Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng bẫy đá Pi Năng Tắc là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia. Đây là “địa chỉ đỏ” để giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay về lòng yêu nước.
P.N (tổng hợp)