• Lễ hội Cồng Chiêng tỉnh Lâm Đồng
  • (NTO) Lễ hội Cồng Chiêng tỉnh Lâm Đồng diễn ra định kỳ hàng năm được lần luân phiên tổ chức tại các huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng là một sự kiện văn hóa nổi bật đã tái hiện một cách sinh động không gian văn hóa cồng chiêng của cộng đồng các dân tộc tỉnh Lâm Đồng (thuộc ba dân tộc bản địa: K’ho, Mạ, Chu- ru) thu hút hàng trăm nghệ nhân tham gia.
  • Cái nắng oi ả của vùng đất cực Nam Tây Nguyên vào tháng 3 âm lịch hàng năm báo hiệu một mùa gieo trồng mới lại đến cũng là lúc buôn làng được dịp mở hội. Sức sống đại ngàn lại rộn rã bên bếp lửa rừng với cây nêu, men say của rượu cần, điệu múa xoang của các cô sơn nữ và những âm thanh ngân vang từ giàn chiêng 6 (của người K’ho, người Mạ), chiêng 3 (của người Chu-ru)… Và điểm nhấn của các hình thức nghi lễ trong Lễ hội Cồng Chiêng chính là Lễ Đâm trâu (còn gọi là Lễ Ăn trâu, Sa rơpu), một nét văn hóa đặc trưng mang đậm lối sống dân dã, gắn liền với tự nhiên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đây được xem là sự kiện mừng lúa mới, cầu an hay phá điềm xấu, điềm gở cho buôn làng. Có thể có nhiều ý kiến trái ngược nhau, nhưng tính nhân văn sâu sắc của Lễ Đâm trâu vẫn đã thể hiện từ bao đời nay qua bài cúng “Khóc trâu” của đồng bào với trích đoạn: “…Ta thương trâu đã mười năm/ Ta chăn trâu đã đủ trăm ngày/ Mời trâu ăn nắm cỏ lần cuối/ Mời trâu ăn lá cây lần cuối/… Trâu chết đi để buôn làng vui/ Cho thần lúa xuống ở trong nia/ Cho thần lúa xuống ở trong thùng”…

     Diễn tấu cồng chiêng tại Lễ hội Cồng Chiêng tỉnh Lâm Đồng.
     
     
    Thổi tù và.
     
     
    Toàn cảnh Lễ Đâm trâu.
     
     
    Nhà rông của đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng được tái hiện trong lễ hội.
     
     
    Con trâu - vật tế thần linh trong Lễ Đâm trâu.
     
     
    Diễn tấu cồng chiêng trong lễ hội.
     
     
    Làm phép thánh trước khi thực hiện nghi lễ đâm trâu.
     
     
    Nghi thức đâm trâu trong Lễ hội Cồng Chiêng tỉnh Lâm Đồng
    một biểu tượng văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây nguyên bao đời nay.
     
     
     Cúng chiêng cho trâu.
     
     
    Trâu chết đi để buôn làng được no ấm.
     
     
    Già làng đọc bài cúng “Khóc trâu”.
     
     
    Cây nêu được tái hiện trong Lễ hội Cồng Chiêng tỉnh Lâm Đồng.
     
     
    Thiếu nữ dân tộc K’Ho trong điệu múa xoang.
     
     
    Múa xoang và lời chiêng của đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng luôn gắn với ngọn lửa và cây nêu.
     
     
    Già làng tấu khúc tù và trong lễ cúng chiêng của đêm hội.
     
     
    Thiếu nữ đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng rạng rỡ trong đêm hội.
     
     
    Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong Lễ hội Cồng Chiêng tỉnh Lâm Đồng.
     
     
    Giới thiệu văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng trong Lễ hội Cồng Chiêng tỉnh Lâm Đồng.