• Gốm Chăm ở làng Bình Đức
  • (NTO) Bình Đức, một làng nhỏ nằm khiên tốn trong một góc của thị trần Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tuy là một làng nhỏ, nhưng Bình Đức lại khá nổi tiếng bởi những sản phẩm gốm được làm từ đất sét nung vốn có nhiều tại ngôi làng này.
  • Nếu làng gốm Chăm Bàu Trúc ở tỉnh Ninh Thuận nổi tiếng với những sản phẩm gốm mỹ thuật thì ở làng gốm Chăm Bình Đức được mọi người ưa thích các sản phẩm gốm gia dụng như lò, nồi, chum, khuôn làm bánh, lu, vại…Đồ gốm ở đây được nắn từ đôi bàn tay khéo léo của người thợ trong làng, cho nên các sản phẩm không có nhiều hoa văn, họa tiết cầu kỳ, nhưng mang đậm nét dân dã và đặc trưng riêng trên từng sản phẩm của làng Bình Đức từ bao đời nay.

    Trong ngôi nhà nhỏ của nghệ nhân Đặng Thị Hồ, chúng tôi đã chứng kiến người thợ dùng đôi tay khéo léo với một chiếc bàn kê và một miếng vải nhỏ và hai chân đi xoay quanh bàn kê biến một cục đất sét thành tạo dáng và thân sản phẩm thô, sau đó dùng một miếng vải nhúng nước vuốt bề mặt gốm cho láng đều. Khi cốt đất ráo, người thợ tiếp tục nặn sửa cho tròn đều, chà, nạo và làm bóng mặt trong và ngoài sản phẩm. Cốt đất ướt được để khô tự nhiên ở nơi có bóng mát, sản phẩm to dày có thể phơi nơi có nắng hoặc để ở nơi luồn gió trước khi nung. Được biết ở làng Bình Đức hiện có 200 hộ theo nghề làm gốm. Và, sản phẩm gốm Bình Đức không những được ưu chuộng tiêu thụ trong vùng, còn được bán đi các tỉnh lân cận như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Đồng Nai, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh.

    Chum đựng nước được các ô gái chăm dùng hàng ngày.

    Đôi bàn tay khéo léo của người thợ làng quyết định chất lượng sản phẩm.

    Kho đồ gốm Bình Đức trước khi xuất bàn.

    Làng gốm Bình Đức 20 năm trước.

    Quy trình đốt lò gốm 2 ngày 1 lần tại ngoại vi ngôi làng

    Sản phẩm được tưới nước làm nguội sau khi nung.

    Sản xuất đồ gốm tại từng hộ gia đình.

    Trong mỗi ngôi nhà ở làng gốm lúc nào cũng nhộn nhịp người lớn và trẻ em làm đồ gốm.