• Nghề dệt thổ cẩm ở Phủm Xoài
  • (NTO) Ở tỉnh An Giang có một làng nghề truyền thống “Dệt thổ cẩm Chăm Châu Phong” tại ấp Phủm Soài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu. Người Chăm ở nơi này ngoài nghề nông nghiệp và đánh bắt thủy sản, phần lớn người dân sinh sống chủ yếu bằng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: dệt, thêu, đan. . . với các sản phẩm: khăn choàng tắm, sà rông, vải thổ cẩm và các mặt hàng có tính chất đặc trưng của người Chăm Nam bộ và có truyền thống của làng nghề đã một thời vang bóng và có một bề dày lịch sử hàng trăm năm.
  • Các sản phẩm của đồng bào dân tộc Chăm được dệt từ chất liệu tơ, sợi, điểm nổi bật của các sản phẩm này là được nhuộm từ vỏ cây, trái cây và nhựa cây nên màu sắc rất tự nhiên, đa dạng về màu sắc, mẫu mã. Hàng dệt thổ cẩm của người Chăm có mặt ở hầu hết thị trường các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và các quốc gia thuộc khối Ả Rập. Do tính chất của hoa văn kết hợp các chất liệu có sẵn từ thiên nhiên nên màu sắc có độ tinh xảo, làm tăng độ mịn, bóng của sản phẩm, từ đó làm cho hàng hoá của người Chăm càng nổi tiếng và lấy đó làm tuyên ngôn văn hóa để giao lưu cùng với các dân tộc anh em khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Và làng dệt ở ấp Phủm Soài, xã Châu Phong, đang thu hút khách du lịch đến tham quan, mua sắm

    Bí quyết hàng thổ cẩm của Phủm Xoài nằm ở khâu nhuộm và thiết kế hoa văn. Thuốc nhuộm là vỏ cây Pahud và nhựa của cây Kalék mọc nhiều ở vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên.

     

    Du khách đến Phủm Xoài mua thổ cẩm.

    Giáo dân hồi giáo (Íslam) bên thánh đường Nia'mah - Châu Phong.

    Những nghệ nhân trẻ ở Phủm Xoài luôn say sưa bên khung dệt.

    Những vẻ đẹp yên bình trên đường làng Phủm Xoài.

    Sự đa dạng của hàng dệt thổ cẩm.

    Sắc phục dệt thổ cẩm của người Chăm An Giang.

    Se Mak, một nghệ nhân nổi tiếng ở Châu Giang.

    Sinh hoạt của Hồi Giáo ở Châu Phong.

    Thổ cẩm ở thôn Phủm Xoài.