• Nghề câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên
  • (NTO) Tháng Tư là mùa câu cá ngừ đại dương. Và một trong những tỉnh nổi tiếng nhất Việt Nam có nghề truyền thống này là tỉnh Phú Yên. Nghề này đang làm giàu cho hàng trăm chủ thuyền đánh cá của các tỉnh miền Trung
  • Theo anh Nguyễn Văn Tám chủ thuyền PY90919TS : thật ra nghề câu cá ngừ đại dương thật sự mới bắt đầu ở Phú Yên từ năm 1994 do ông Sáu Liên (Trần Văn Liên), làng biển Phú Câu thuộc phường 6, Tp. Tuy Hòa phát hiện ra . Trong một chuyến đi đánh lưới chuồn, lưới thuyền ông Sáu Liên đã dính giàn câu của một tàu Đài Loan. Khi gỡ lưới ra, tình cờ phát hiện những chú cá ngừ mắc câu, bèn cắt trộm một con để đem về nhà nghiên cứu. Mổ ra thấy cái lưỡi câu khổng lồ, trong bụng con cá ngừ còn nguyên những chú cá chuồn tươi rói. Với dân đi biển, đó là một kinh nghiệm đáng kể. Vậy là ông bàn cùng với thợ thuyền tìm cách sản xuất giàn câu và lưỡi câu giống như của tàu Đài Loan. Đợt đi đánh thử đầu tiên cách bờ gần 10 hải lý, chỉ trong vài ngày, tàu ông đã săn được gần chục chú cá ngừ. Sau này, dần dần ngư dân nhiều nơi Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi... học hỏi kinh nghiệm, hình thành nghề câu cá ngừ đại dương ở Việt Nam

    Anh Tám kể : Hàng ngày công đoạn thả câu bắt đầu từ 13 giờ và kết thúc vào lúc sẩm tối mỗi ngày. Thời điểm kéo câu lên tàu vào tầm 23 giờ cho đến sáng ngày hôm sau. Quy trình kéo lưới câu rất phức tạp, mọi người hơn cả chục con người nhưng ai cũng có phận sự trên thuyền và phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt. Người thì gắn dây vào ròng rọc, người thì cầm cần câu táp đứng ra sát mạn tàu (một loại cần câu bằng gỗ rất cứng), người thì mở hầm đá lạnh chuẩn bị...Khi cá ngừ cắn câu còn khỏe nên “ quậy” dữ dội nên trên thuyền lúc nào cũng có một người cầm dây câu căng như dây đàn vừa tung vừa hứng, vừa nhu vừa cương mỗi khi cá kéo chạy ra xa. Độ chừng 15 phút sau chú cá đã mệt thì được kéo sát lại mạn thuyền. Thế là “phập”! Người câu bằng cần câu táp đã móc trúng đầu chú cá, dây ròng rọc đã gắn sẵn, thế là cả gần 10 con người xúm lại hì hục lôi lên. Chú cá bị đập vào đầu cho chết, sau đó thì cho vào hầm lạnh ngay tức khắc. Theo anh Tâm, công đoạn từ lúc bắt cá đến lúc ướp lạnh phải theo trình tự nhất định, nếu không thì sản phẩm bằng công sức nước mắt của mình coi như bỏ không. Cá ngừ đại dương xuất khẩu đạt chuẩn là cá còn sống, thịt đỏ, bởi vậy khi lên khỏi tàu là phải đưa vào hầm lạnh ngay. Người móc cá cũng rất quan trọng, chỉ được móc ngay phần đầu của cá, nếu móc trật ra ngoài thân thì sản phẩm đó sẽ mất giá ngay….

     
     
     
    Bến cảng thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên nhộn nhịp và sôi động khi các thuyền câu cá ngừ đại dương cập bến.
     
     
    Bảo quản trong kho lạnh.
     
     
    Chuyển cá lên xe lạnh xuất khẩu.
     
     
     
    Quy trình cân cá để định giá từng con.
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    Sơ chế cá ngừ trước khi xuất khẩu.
     
     
     
     
     
     
    Túc trực tại cảng luôn có đội nhân công do các chủ doanh nghiệp
    thuê để vận chuyển nhanh cá ngừ khi thuyền cập bến kể cả lúc mưa gió.