Hỏi - Đáp về luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007

(NTO) Khi phát hiện bạo lực gia đình thì người dân báo tin cho cơ quan nào, cho ai?

Đáp: Khi người dân phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực (thôn trưởng, khu trưởng).

Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Hỏi: Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bị bạo lực quy định như thế nào?

Đáp: Biện pháp cấm tiếp xúc là cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân, cụ thể như sau:

- Không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân trong khoảng cách 30m; trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân.