Triển lãm ảnh Hà Nội sau 60 ngày đêm đi vào kháng chiến

Ngày 17-2, Trung tâm tư liệu ảnh lịch sử "Xưa & Nay" của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm phối hợp tổ chức triển lãm ảnh “Hà Nội sau 60 ngày đêm huyết lệ” nhân dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc "trận chiến 60 ngày đêm của Thủ đô huyết lệ" (17/2/1947- 17/2//2017).

 
Văn Miếu-Quốc Tử Giám mang rất nhiều dấu tích của cuộc chiến 60 ngày đêm mở đầu kháng chiến.

Triển lãm giới thiệu một số ảnh tư liệu còn được lưu giữ mà tác giả là những người dân Hà Nội trở lại với ngôi nhà của mình ngay sau khi chiến trận vừa chấm dứt vào đêm 17 rạng 18/2/1947.

Đó là những tấm ảnh chụp khung cảnh một Hà Nội bị tàn phá vì bom đạn và cũng là một Thủ đô bất chấp mọi hy sinh "quyết không chịu làm nô lệ một lần nữa". Sự đổ nát đến mức nhiều tấm ảnh không còn nhận dạng và định vị được trên tấm bản đồ phố phường Hà Nội.

Đây là những tấm ảnh của 3 nhà nhiếp ảnh đã có tên tuổi của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám 1945 là Trần Văn Nhung (1905-1952) cùng Trần Văn Vẻ (1930-1988) ngụ tại 71 Hàng Than và Nguyễn Duy Kiên (1911-1979) ngụ tại 65 Thuốc Bắc.

Cuộc triển lãm không chỉ cho người xem chứng kiến một chứng tích của quá khứ gắn với "60 ngày đêm huyết lệ" mà còn giúp thế hệ trẻ hình dung một Hà Nội đã trải qua những thử thách to lớn của lịch sử trong quá khứ và những thay đổi to lớn của Hà Nội Đổi mới và Hội nhập đương đại thông qua một số hình ảnh đối sánh xưa và nay của tác giả Nguyễn Hữu Bảo...

Nguồn www.chinhphu.vn