Thói quen ngủ trưa không tốt cho trẻ giai đoạn chập chững

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ chung của trẻ.

 Kết quả cho thấy, trẻ qua tuổi lên hai ngủ trưa làm tăng lượng thời gian để trẻ có thể thiếp đi vào ban đêm, và cũng làm giảm thời gian ngủ đêm của trẻ.

Các chuyên gia tin rằng trẻ em trong giai đoạn từ 1 và 2 tuổi trong một ngày cần ngủ từ 11-14 giờ. Đến thời điểm trẻ được 18 tháng tuổi, các chuyên gia khuyến nghị nên cho trẻ ngủ trưa một lần, trong khoảng một giờ.

ảnh internet

“Tác động của giấc ngủ đêm đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ ngày càng được ghi nhận, nhưng cho đến nay chưa có đủ bằng chứng cho thấy giá trị của việc kéo dài thời gian ngủ trưa”, người đứng đầu nghiên cứu, Karen Thorpe của trường Đại học Công nghệ Queensland tại Úc cho biết.

Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu những tác động của giấc ngủ trưa tới chất lượng giấc ngủ vào ban đêm của trẻ mới biết đi, và cách mà nó ảnh hưởng đến hành vi, khả năng tinh thần và sức khỏe thể chất của trẻ.

Họ đã xem xét 781 nghiên cứu được công bố về ngủ ngày và thói quen ngủ ở trẻ em đến độ tuổi lên 5. Theo kết quả thu được, cho thấy có 26 trường hợp có mối liên hệ với mục đích của nghiên cứu.

Trong khi các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa ngủ ngày và sức khỏe chung, hành vi và tăng trưởng, họ đã phát hiện ra mối liên quan giữa ngủ vào ban ngày và chất lượng giấc ngủ kém ở trẻ em trên 2 tuổi.

Dưới đây là một số mẹo làm tăng chất lượng giấc ngủ của trẻ mới biết đi:

- Duy trì ngủ đúng giờ giấc.

- Bố trí phòng ngủ cố định.

- Thiết lập thời gian ngủ phù hợp.

- Cho trẻ ngủ ở nơi an toàn, chẳng hạn như nôi có tấm chắn hoặc kê thú nhồi bông bao quanh.