Thế giới trong tuần

1. Kết quả cuộc bầu cử sớm QH Ukraine đã tới hồi kết thúc. Có 6 chính đảng lọt vào QH mới. Đứng đầu về tỷ lệ phiếu bầu là đảng Mặt trận nhân dân của Thủ tướng Yatseniuk (I-át-xê-ni-úc). Khối Poroshenko của Tổng thống Poroshenko đứng thứ hai. Như vậy, không một chính đảng nào giành được đa số phiếu cần thiết để đứng ra thành lập Chính phủ, nên khả năng các đảng giành chiến thắng đàm phán thành lập liên minh là điều chắc chắn.

Hiện vấn đề cấp bách lớn nhất đối với liên minh cầm quyền mới của Ukraine là khôi phục quan hệ với Nga, giải quyết xung đột ở miền Đông thông một cuộc đối thoại dân tộc.

Trung Quốc mất vị thế "công xưởng thé giới".

Một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (Giôn Kê-ri) vừa đưa ra lời cảnh báo Nga về việc vi phạm các thỏa thuận quốc tế, nếu Moskva (Mát-xcơ-va) công nhận cuộc bầu cử dự kiễn diễn ra vào ngày 2-11 tới do lực lượng ly khai tổ chức ở miền Đông Ukraine. Đây là phản ứng của Mỹ trước tuyên bố của ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Xéc-gây La-vrốp) rằng Nga sẽ công nhận kết quả bầu cử tại khu vực li khai ở Đông Ukraine. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng bầu cử tại hai khu vực đòi li khai ở miền Đông Ukraine là Donetsk (Đa-nhết-xcơ) và Lugansk (Lu-gan-xcơ), sẽ có vai trò quan trọng trong việc hợp pháp hóa chính quyền tự xưng tại đây. Cùng ngày, Chính phủ Nga cũng tuyên bố sẽ ủng hộ cuộc bầu cử của lực lượng đòi li khai và hy vọng rằng việc bỏ phiếu sẽ diễn ra tự do và không bị cản trở từ bên ngoài.

Trong khi đó, Chính phủ Ukraine và phương Tây luôn phản đối cuộc bầu cử nói trên. Kiev đã kêu gọi Nga dùng ảnh hưởng để hoãn cuộc bầu cử này.

Một động thái tích cực liên quan đến khủng hoảng ở Ukraine, ngày 30-10 vừa qua, Nga và Ukraine đã thỏa thuận về những điều kiện cơ bản cho phép Moskva nối lại việc cung cấp khí đốt cho Kiev trong giai đoạn mùa Đông giá lạnh.

2. Tổ chức Y tế thế giới thông báo, vaccine chống Ebola sẽ bắt đầu được đưa vào thử nghiệm lâm sàng tại Thụy Sĩ, sau khi nhận được sự cho phép của giới chức nước này.

Như vậy, Thụy Sĩ là nước thứ tư sau Anh, Mỹ và Mali tiến hành thử nghiệm trên người vaccine Ebola, trong một nỗ lực của quốc tế nhằm ngăn chặn dịch bệnh đã làm gần 5.000 người thiệt mạng, trong tổng số hơn 10.100 ca nhiễm ở 8 nước.

Một loại vaccine khác có tên là VSV-ZEBOV do Canada sản xuất cũng đang được thử nghiệm song song tại bệnh viện Đại học Geneva, Thụy Sĩ. Các nhà khoa học Pháp cũng thông báo vừa hoàn thiện một thiết bị mới cho phép trong vòng 15 phút có thể chẩn đoán nhanh những bệnh nhân nghi nhiễm Ebola.

3. Nếu trước đây, làn sóng đầu tư mạnh của nhiều nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào Trung Quốc, biến quốc gia này trở thành “công xưởng sản xuất của cả thế giới” thì nay đã khác.

Những cuộc hồi hương hay chuyển trụ sở sản xuất của hàng loạt Tập đoàn xuyên quốc gia diễn ra với tần suất ngày càng tăng trong thời gian qua là minh chứng rõ nét cho dự báo trên.

Theo khảo sát được Công ty tư vấn quản lý toàn cầu Boston Consulting Group thực hiện trong nửa đầu năm 2014, 54% số doanh nghiệp sản xuất, chế tạo đang làm ăn tại Trung Quốc với doanh thu trên 1 tỷ USD đang cân nhắc chuyển trụ sở về Mỹ. Khu vực Đông Nam Á, Mexico... đang nổi lên là những công xưởng mới của thế giới. Hàng loạt thương hiệu lớn của Mỹ như General Motors, Tập đoàn IBM, Công ty mỹ phẩm L’Oreal... đều đang rút cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, xu hướng “dịch chuyển” này sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.