Bia Sài Gòn: 139 năm lịch sử nguồn gốc tự hào

(NTO) Tháng 6-2014, Tổng công ty CP Bia – Rượu NGK Sài Gòn đã tròn 139 năm lịch sử nguồn gốc và 37 năm với biết bao dấu ấn trong quá trình xây dựng và phát triển để sáng danh thương hiệu Bia Sài Gòn – niềm tự hào của Việt Nam. Với những nỗ lực phát triển bền bỉ và ổn định, bằng chiến lược đầu tư đúng đắn – hiện nay Bia Sài Gòn đang ở vị trí thứ 21 trong các tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới, nằm trong top 3 các nhà sản xuất Bia hàng đầu khu vực Đông Nam Á và liên tục là Thương hiệu Quốc gia. Bia Sài Gòn cũng đã tự hào trở thành thành viên thứ 351 tại Học viện Bia Berlin – một trong những cái nôi của văn hóa bia toàn cầu.

Phát triển bền vững

Từ những mẻ bia đầu tiên được sản xuất từ một xưởng nhỏ với cơ sở vật chất thô sơ ở Sài Gòn năm 1875 – nay là 187 Nguyễn Chí Thanh – TP.Hồ Chí Minh. Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, được Công ty Rượu bia miền Nam tiếp nhận vào ngày 22-6-1977, lấy tên là Nhà máy Bia Sài Gòn.

Qua 37 năm với bao thăng trầm, khó khăn, đến nay, Bia Sài Gòn đã khẳng định sự lớn mạnh với 46 đơn vị thành viên trải rộng địa bàn hoạt động trên khắp các vùng, miền. Trong đó phát triển 24 nhà máy sản xuất Bia Sài Gòn, hệ thống Công ty CPTM trên 10 khu vực, với 37 chi nhánh trên toàn quốc. Đó là minh chứng cho sự lớn mạnh của Bia Sài Gòn qua các thời kỳ, từ quy mô tổ chức, mô hình hoạt động, các thành tựu và khoa học công nghệ, sự lớn mạnh và trưởng thành của đội ngũ CB – người lao động Bia Sài Gòn cho đến kết quả sản xuất-kinh doanh. Từ mức sản lượng khiêm tốn 21,5 triệu lít vào năm 1977, năm 2013 vừa qua, sản lượng sản xuất, tiêu thụ Bia Sài Gòn đạt 1 tỷ 346,9 triệu lít, tổng doanh thu đạt 28.707 tỷ đồng. Bia Sài Gòn tự hào đã nộp ngân sách Nhà nước 12.854 tỷ đồng, đứng thứ 9 các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước thu nộp ngân sách cao trong bối cảnh nền kinh tế còn có nhiều khó khăn, thách thức. Việc làm, đời sống của người lao động được ổn định và nâng cao.

Để đạt được mục tiêu kế hoạch, thực hiện chủ trương “nhất thể hóa, minh bạch hóa và hiện đại hóa” của Hội đồng quản trị Tổng công ty, Bia Sài Gòn sẽ tiếp tục tái cấu trúc mô hình hoạt động, tiếp tục quy hoạch sản xuất theo vùng tiêu thụ và thị trường, chú trọng phát triển thị trường tiềm năng, tăng cường công tác xuất khẩu... Ngoài ra, sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất các loại Bia cao cấp nhằm nâng cao hơn nữa vị thế Bia Sài Gòn trong ngành đồ uống.

Chất lượng tạo nên sự tín nhiệm

Ngày 1-11-2014, Tổng Công ty CP Bia Rượu NGK Sài Gòn phối hợp cùng Nhà máy Bia Sài Gòn - Ninh Thuận và Công ty CPTM Bia Sài Gòn Nam Trung Bộ tổ chức chương trình “Tri ân khách hàng - kỷ niệm 139 năm lịch sử nguồn gốc. “Chương trình có sự tham dự của trên 400 nhà phân phối tiêu biểu Bia Sài Gòn các tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận. Năm 2014, kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, sự xuất hiện của các hãng bia nước ngoài làm cho thị trường Bia cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ trên thị trường. Tuy nhiên, Tổng Công ty Bia Sài Gòn vẫn nỗ lực đặt mức phấn đấu sản lượng sản xuất và tiêu thụ 1,336 tỷ lít. Trong đó, sản lượng sản xuất và tiêu thụ tại khu vực Nam Trung Bộ trên 165,5 triệu lít.

Luôn coi việc đảm bảo chất lượng – tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng lên hàng đầu. Bia Sài Gòn đã triển khai và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008, ISO 1400 và HACCP tại tổng công ty, các công ty thành viên trên khắp mọi miền đất nước. Chất lượng bia Sài Gòn ngày càng được khẳng định và công nhận bởi hệ thống quản lý chất lượng – An toàn thực phẩm – môi trường do Burear verita certificatiar chứng nhận. Sản phẩm của bia Sài Gòn được sản xuất trên dây chuyền hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, đảm bảo độ chính xác cao đồng bộ, gắn kết trong một dây chuyền sản xuất tự động và khép kín, cùng đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề đã mang đến sự kết hợp thành công giữa công nghệ hiện đại với cách lên men truyền thống dài ngày tạo ra những sản phẩm có chất lượng ổn định, hương vị đặc trưng riêng biệt trên thị trường Việt Nam.

Để mang đến cho người tiêu dùng khắp Việt Nam những sản phẩm chất lượng, Bia Sài Gòn đã không ngừng đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ, tiêu biểu là Nhà máy Bia Sài Gòn – Củ Chi hiện đại bậc nhất Đông Nam Á cùng hệ thống các nhà máy Bia Sài Gòn hiện đại và đồng bộ trên toàn quốc, các nhà máy Bia Sài Gòn tại khu vực miền Trung cũng không là ngoại lệ. Các nhà máy của Bia Sài Gòn không chỉ hiện đại và quy mô trong nước, mà còn áp dụng hệ thống quốc tế “Nhà máy xanh” gồm 3 tiêu chí: tiết kiệm nhiên liệu, hiệu quả cao và đặc biệt là công nghệ lọc không chất thải. Đón đầu xu thế phát triển bền vững trên cơ sở phát triển hài hòa cùng môi trường, đưa Bia Sài Gòn là đơn vị tiên phong về mô hình này trên cả nước. Bên cạnh đó, hệ thống quản trị khoa học và hiện đại với văn phòng hiện đại, hệ thống phân phối rộng khắp, nguồn nguyên vật liệu ổn định chất lượng cao.

Trách nhiệm cộng đồng

Một trong những yếu tố nhân văn làm nên sự khác biệt của Bia Sài Gòn so với các hãng bia nước ngoài và cũng là một thế mạnh của Bia Sài Gòn so với các hãng bia nội địa tại thị trường Việt Nam chính là trách nhiệm với cộng đồng song hành với việc sản xuất, kinh doanh, đóng góp hàng năm khoảng 25 tỷ đồng với nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nạn nhân thiên tai... Đặc biệt là các hoạt động kịp thời cùng cả nước chung sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương trong thời gian vừa qua và nhiều hoạt động cộng đồng thiết thực khác.

Kế thừa và phát huy qua bao thế hệ, sự chia sẻ đã làm nên văn hóa của Bia Sài Gòn, thông điệp “Bia Sài Gòn chung tay với cộng đồng” đã là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Tổng công ty và lan tỏa trên toàn hệ thống.

Hoạt động cộng đồng song song với kinh doanh từ lâu đã là một nét văn hóa đẹp của Bia Sài Gòn. Trong chương trình giao lưu, Bia Sài Gòn đã trao 50 triệu đồng cho Đại diện Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Ninh Thuận và 50 triệu đồng cho “Quỹ Vì người nghèo” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.