Thế giới trong tuần

Ukraine: Chiến sự leo thang ác liệt

Ngày 20-8, thêm một chiến đấu cơ Su-25 của quân đội Ukraine bị phe ly bắn hạ tại miền Đông, trong bối cảnh chiến sự đang leo thang ác liệt quanh các thành trì của phe ly khai.

Giao tranh leo thang sau khi Kiev dường như đã đẩy mạnh các cuộc tấn công nhằm đè bẹp sự kháng cự của phe ly khai tại miền Đông, trước thềm một vòng ngoại giao mới, với sự tham dự của Tổng thống Nga và Ukraine dự kiến diễn ra trong tuần tới.

 
Có phải những chiếc xe tăng này của Triều Tiên đã được điều động đến áp sát biên giới Trung Quốc?

Trong một diễn biến khác Kiev đã cáo buộc Mátxcơva đẩy mạnh việc cung cấp vũ khí cho phe ly khai đang chịu nhiều tổn thất, sau khi các lực lượng Ukraine tiến sâu hơn vào khu vực miền Đông.

Phương Tây cũng e ngại rằng, Nga đang chuẩn bị điều 20.000 binh sỹ mà NATO cho rằng đã được lệnh đóng quân sát biên giới Ukraine… Theo số liệu được Liên Hợp Quốc công bố ngày 20-8, ít nhất 415.800 người tại miền Đông Ukraine đã phải rời bỏ nhà cửa vì giao tranh. Khoảng 190.000 người lánh nạn tại các địa phương khác trong nước, trong khi 197.400 người chạy sang Nga, Ba Lan và Belarus.

Vì sao Triều Tiên điều xe tăng áp sát Trung Quốc?

Ngày 19-8, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin: “Triều Tiên đã bất ngờ điều hàng loạt xe tăng và xe bọc thép tới một quân đoàn đóng quân gần biên giới với Trung Quốc ở tỉnh Ryanggang. Khoảng 80 xe tăng hạng nặng lần đầu tiên được triển khai tới vị trí đóng quân của quân đoàn 12, đơn vị mới được thành lập vào năm 2010 để đối phó với các động thái của quân đội Trung Quốc trong tình huống khẩn cấp.

Đây là tin của tờ báo Hàn Quốc nên độ tin cậy cần phải kiểm chứng, tuy nhiên, khu vực mà Triều Tiên điều xe tăng đến giáp với khu vực mà trước đó, đầu năm 2014, Trung Quốc đã điều động tập đoàn quân 39 của Quân khu Thẩm Dương, cùng với xe tăng hiện đại Type 99G. Cũng theo Chosun Ilbo, “tập đoàn quân 39 này có khả năng đánh bại toàn bộ quân đội Triều Tiên trong một cuộc xung đột toàn năng” là tin tức chính xác có tính sự thật đã rõ ràng.

Tướng quân đội lên làm Thủ tướng

Giới phân tích cho rằng mặc dù việc bổ nhiệm Tướng Prayuth mở đường cho việc thành lập một chính phủ lâm thời, nhưng quyền lực vẫn nằm trong tay của Hội đồng tư vấn quân sự, cơ quan mà theo hiến pháp mới có quyền kiểm soát chính phủ lâm thời, nhất là trong vấn đề an ninh. Tướng Prayuth đã cho biết ông có kế hoạch thúc đẩy một năm cải cách chính trị trước khi diễn ra cuộc bầu cử mới, dự kiến diễn ra vào cuối năm 2015.

Tướng Prayuth sẽ từ chức là lãnh đạo quân đội vào tháng 9 tới nhưng sẽ vẫn là người đứng đầu Hội đồng cố vấn, được gọi là Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia.

Nhiệm vụ tiếp theo của Tướng Prayuth là bổ nhiệm nội các 35 thành viên và giám sát việc thiết lập hội đồng cải cách gồm 250 thành viên, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một cuộc cải cách chính trị và chính phủ từ gốc đến ngọn.

Theo TTXVN