Thế giới tuần qua

1. Vòng đàm phán thứ 3 giữa Iran (I-ran) và P5+1 (gồm 5 nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức) kết thúc sau 2 ngày làm việc tại Vienna (Viên) của Áo. Mục đích của vòng đàm phán lần này là soạn thảo những nội dung chính cho một thỏa thuận toàn diện, nhằm đạt được giải pháp lâu dài cho chương trình hạt nhân gây tranh cãi kéo dài nhiều thập kỷ qua của Iran. Việc Iran và phương Tây sớm đạt được một thỏa thuận cuối cùng khép lại vấn đề hạt nhân sẽ mở ra cơ hội đầu tư, thương mại lớn tại quốc gia Hồi giáo này. Ngoại trưởng Iran Javad Zarip (Cha-vát Gia-ríp) nói: Vẫn còn nhiều việc chuyên sâu cần phải làm. Chúng ta bây giờ chuyển qua giai đoạn tiếp theo của cuộc đàm phán, đó là thu hẹp sự khác biệt về các vấn đề then chốt. Cụ thể là hướng tới một thỏa thuận toàn diện. Đại diện nhóm P5+1, bà Catherine Ashton (Ca-te-rinh Át-tơn) cũng có quan điểm chung với Ngoại trưởng Iran. Các nhà phân tích cho rằng, hiện vẫn chưa thể khẳng định liệu các bên có đạt được thỏa thuận cuối cùng tới ngày 20-7 hay không do rất nhiều gai góc vẫn tồn tại cần giải quyết trong vòng đàm phán tiếp theo.

 
Một góc thủ đô Viêng Chăn (Lào).

2. Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga, Igor Shuvalov (I-go Xu-va-lốp) tuyên bố trong Diễn đàn Quốc tế phương Đông tại thủ đô Berlin (Béc-lin) của Đức rằng: Nga khẳng định không có ý định áp dụng các biện pháp trừng phạt đáp trả phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraina (U-crai-na). Phó Thủ tướng Shuvalov cho rằng, các bên trừng phạt gây nhiều tổn thất cho tất cả các nước, vì vậy Moskva (Mát-xcơ-va) không có ý định đáp trả phương Tây. Tuy nhiên , ông cũng nhấn mạnh, Nga cần phải có hành động thích hợp để bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình.

Trước thông tin cho rằng việc Moskva cung cấp năng lượng sang châu Âu đặt ra vấn đề an ninh năng lượng cho châu lục này, Phó Thủ tướng Shuvalov khẳng định, Nga luôn là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy.

3. Trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa mới công bố, WB đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, Campuchea (Cam-pu-chia) và Laos (Lào) sẽ là những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực trong năm nay, ước đạt 7,2%. Trong khi đó, Myanmar (Mi-an-ma) dự báo đạt mức tăng trưởng kinh tế 7,6%; tiếp đến là Philippines (Phi-líp-pin) với 6,6%, Việt Nam 5,5%, Indonesia (In-đô-nê-xi-a) 5,3%, Malaysia (Ma-lai-xi-a) 4,9% và Thailand (Thái Lan) đạt ở mức tăng trưởng 3%... thắp lên hy vọng một khu vực phát triển mạnh mẽ và năng động trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đang chật vật phục hồi.