Phương pháp ôn tập và làm bài thi môn vật lý

(NTO) Đạt kết quả cao trong các kỳ thi tốt nghiệp và đại học là điều mà bất cứ em học sinh nào cũng mong muốn, đó cũng là nguyện vọng của cha mẹ các em và các thầy, cô giáo là những người đã dày công dạy dỗ, dìu dắt các em suốt 12 năm qua.

Vậy làm thế nào để các em có thể đạt được kết quả thi cao nhất, hoàn thành được ước vọng của bản thân, tâm nguyện của cha mẹ, thầy cô? Để đạt được điều này các em cần lưu ý tới một số nội dung sau đây:

I. Phương pháp ôn tập: Ôn thật kỹ về kiến thức.

“Kiến thức là quan trọng nhất để đem lại kết quả cao nhất”. Các em hãy trang bị cho mình các kiến thức cần thiết – hành trang không thể thiếu trước khi bước vào phòng thi!

Nội dung thi Tốt nghiệp môn Vật lý chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 hiện hành. Các em hãy chú ý học để hiểu và nắm thật chắc lý thuyết và luyện tập các dạng bài tập cơ bản ở hình thức tự luận, từ đó rút ra những nhận xét và ghi nhớ quan trọng và thật sự bổ ích. Đối với các em có nhu cầu thi Đại học khối A và A1 thì các em cần ôn tập lại một số kiến thức ở lớp 10 và lớp 11 có liên quan đến các phần trong chương trình lớp 12 như:

- Lớp 10: Phần động học và động lực học chất điểm. Chú trọng đến các khái niệm vận tốc, gia tốc, lực quán tính, các định luật Niu- tơn, các lực cơ học, khái niệm động lượng, các định luật bảo toàn.

- Lớp 11: Công của lực điện trường, chuyển động của hạt mang điện dưới tác dụng của lực điện trường; Từ trường và cảm ứng điện từ, lực Lo–ren–xơ. Các công thức thấu kính và lăng kính.

II. Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm:

Sau khi nắm chắc kiến thức cơ bản thì các em bắt đầu giải bài tập trắc nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt là các em nên tìm các đề thi Tốt nghiệp và Đại học của những năm trước và các đề thi thử mà các thầy cô giáo cung cấp cho các em, hoặc các em có thể tải được từ mạng. (Mỗi một đề thi thử, dù thi ở đâu đi chăng nữa, cũng là kết quả của những suy nghĩ, những cân nhắc cẩn thận của các thầy giáo, cô giáo). Trong khi giải bài trắc nghiệm các em cần quan tâm các vấn đề sau:

- Căn giờ làm bài thi giống như thi thật (60 phút đối với đề thi Tốt nghiệp, 90 phút đối với đề thi Đại học)

- Vừa đọc đề thi vừa làm các câu dễ (các câu mà em chắc chắn làm đúng), đồng thời vừa đánh dấu các câu mà các em dự định quay lại làm lần thứ 2 (các câu cần nhiều thời gian hơn) và lần thứ 3 (các câu hỏi khó và lạ mà các em chưa từng gặp). Không nên dừng lại quá lâu ở một câu hỏi. Đặc biệt chú ý các câu hỏi phủ định: chọn câu không đúng hoặc câu sai thì các em phải gạch chân ngay các từ này.

- Cuối cùng khi còn khoảng vài phút, các em xem còn lại những câu nào chưa làm kịp thì các em chọn ngẫu nhiên một đáp án để tô, không được bỏ trống câu nào.

Các em chú ý: Có 2 cách để tìm đáp án đúng

+ Cách thứ nhất: Giải bài toán để tìm đáp số đúng.

+ Cách thứ hai: Thay đáp án vào các công thức mà các em đã biết nếu kết quả hợp lý thì chọn. Tuy nhiên trong quá trình làm bài trắc nghiệm các em phải rút ra cho mình kinh nghiệm để chọn một trong hai cách giải trên cho từng dạng toán.

- Sau khi làm bài xong, các em không nên xem ngay đáp án, mà hãy dành một khoảng thời gian để trăn trở, suy ngẫm về những câu hỏi mà mình còn cảm thấy băn khoăn, chỗ nào chưa rõ thì có xem lại sách, chỗ nào còn khuyết về kiến thức thì cần học lại hoặc có thể hỏi các giáo viên. Sau khi đã suy nghĩ kỹ và tìm lời giải cho các câu hỏi đó theo cách của riêng mình, các em mới kiểm tra đáp án và xem hướng dẫn giải. Làm như vậy là các em đã lấy mỗi lần thi là một lần mình học tập và giúp các em ngấm sâu nhiều kiến thức quý báu. Đây có thể sẽ là những lần học tập rất có hiệu quả nếu các em tận dụng tốt.

III. Ví dụ phương pháp ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm chương “Dao động cơ học”

- Phần kiến thức cơ bản các em tự ôn tập.

- Trong quá trình giải các dạng bài tập phần này các em cần ghi nhớ một số vấn đề sau đây để giải nhanh các câu trắc nghiệm:

• Đối với dạng bài tập viết phương trình dao động điều hòa: Việc xác định , A chủ yếu theo công thức đã có trong giáo khoa. Để xác định nhanh pha ban đầu thì các em phải chú ý cách sử dụng đường tròn. Khi vật chuyển động trên cung phần tư thứ (III) và (IV) thì vật dao động điều hòa theo chiều dương; tương ứng trên các cung phần tư thứ (I) và (II) thì vật đi ngược chiều dương.

Ví dụ: Yêu cầu của đề bài chọn gốc thời gian lúc:

- Vật qua vị trí cân bằng ngược chiều dương: Vật ở vị trí M trên đường tròn nên

- Vật qua vị trí theo chiều dương: Vật ở vị trí A4 trên đường tròn nên

Một số vị trí khác các em có thể tham khảo trên đường tròn.

• Đối với các dạng bài tập xác vị trí của vật, xác định khoảng thời gian, xác định quảng đường vật đi được…Các em cần phải nhớ sơ đồ về sự phân bố thời gian dao động của vật. Khi sử dụng sơ đồ các em chú ý sự phân bố thời gian hai bên vị trí cân bằng là hoàn toàn đối xứng nhau (Hình vẽ).Ví dụ:

- Khoảng thời gian ngắn nhất vật dao động từ vị trí cân bằng 0 đến vị trí x = là

- Khoảng thời gian ngắn nhất vật dao động từ vị trí x = đến vị trí x = A là

(Các khoảng thời gian khác tương tự các em xem trên hình vẽ)

• Bên cạnh đó sơ đồ này cũng giúp các em giải được các bài toán dạng xác định quảng đường lớn nhất và nhỏ nhất của vật đi được trong khoảng thời gian t bất kỳ. Ví dụ:

- Quảng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian t = là Smax = 2.

- Quảng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian t = là Smax = 2.

- Quảng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian t = là Smax = 2. .

Từ đó các em có thể giải được các bài toán dạng tính tốc độ trung bình lớn nhất và nhỏ nhất trong quá trình vật dao động.

• Đối với các dạng bài tập liên quan đến phần năng lượng trong dao động điều hòa thì thông qua việc giải bài tập tự luận thì các em ghi nhớ những vị trí đặc biệt ví dụ:

- Vị trí vật có thế năng bằng động năng (Wt = Wđ) là:

- Vị trí vật có thế năng bằng động năng (Wđ = 3Wt) là: (một số vị trí khác nữa…)

Chúc các em gặt hái được nhiều kết quả trong quá trình ôn tập để chuẩn bị tốt cho kỳ thi Tốt nghiệp và Đại học.