Cộng tác trong học tập

Cộng tác trong học tập là một quá trình làm việc theo nhóm, mỗi thành viên đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung. Lớp học chính là một môi trường lý tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm mà sẽ rất cần cho bạn trong cuộc sống sau này.

Cộng tác trong học tập là hoạt động tương tác, là một thành viên của nhóm, bạn sẽ có trách nhiệm:

•Phát triển và cùng chia sẻ một mục đích chung

•Đóng góp ý kiến vào việc giải quyết vấn đề, đặt ra các câu hỏi hay tìm giải pháp

•Tham gia, nỗ lực làm việc để hiểu quan điểm của các thành viên khác, cũng như ý kiến của họ.

•Mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu người khác phải trình bày ý kiến, phát biểu và đóng góp.

•Có trách nhiệm với các thành viên khác và họ cũng có trách nhiệm đối với bạn

•Quyền lợi và nghĩa vụ gắn liến chặt chẽ với mọi người và ngược lại

Điều gì tạo nên một nhóm làm việc hiệu quả?

•Các hoạt động của nhóm nên bắt đầu cho các thành viên làm quen, và hiểu rõ cách thức làm việc của cả nhóm.

Người hướng dẫn cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra các gợi ý cho thảo luận mà không cần phải áp đặt câu trả lời cho cả đội, đặc biệt với những đội gặp khó khăn khi làm việc cùng nhau.

•Nhóm gồm 3 đến 5 người, nếu nhóm có đông người hơn thì sẽ khó quản lý và giao công việc

•Các nhóm dưới chỉ định của giáo viên thì sẽ hiệu quả hơn nhóm tự chỉ định lẫn nhau

•Các thành viên có sự đa dạng trong kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm

•Mỗi thành viên sẽ có khả năng đóng góp riêng cho toàn đội

•Các thành viên không chỉ chịu trách nhiệm đóng góp trong sở trường của mình mà còn có thể giúp các thành viên khác tìm hiểu thêm về lĩnh vực đó.

•Thành viên nào gặp khó khăn hoặc còn chưa thoải mái khi làm việc trong nhóm nên được các thành viên khác động viên, giúp đỡ.

•Sự đa dạng trong kiến thức và kinh nghiệm sẽ có tác động tích cực đến việc học, tăng thêm các phương thức giải quyết vấn đề, tăng thêm chi tiết để cân nhắc

•Đóng góp của mỗi người cho công việc phải được thống nhất.

•Các nhận xét nội bộ nên được giữ kín, và đó là cách khác tốt để đánh giá ai đang đóng góp hoặc không đóng góp.

•Nhóm có quyền “sa thải” các cá nhân không tích cực đóng góp nếu sau khi mọi biện pháp khuyên can đều không thành.

(cá nhân đó hoàn toàn có quyền xin vào một nhóm khác nếu nhóm đó nhận)

•Một thành viên cũng có quyền bỏ nhóm nếu như họ cảm thấy họ làm phần lớn công việc trong khi người khác không làm hoặc không giúp đỡ. (Người này sẽ dễ dàng tìm được nhóm khác hoan nghênh đóng góp của họ)

•Chia sẻ trách nhiệm, và cả nhóm nên thống nhất trách nhiệm, nguyên tắc làm việc. Điều đó bao gồm:

- Nghĩa vụ phải tham gia, chuẩn bị trước các buổi họp, và phải đến đúng giờ

- Tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến, tập trung vào giải quyết vấn đề và tránh việc chỉ trích cá nhân.

- Có trách nhiệm chia sẻ công việc và hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Và đôi khi, bạn cũng cần phải làm những công việc mà bạn có ít kinh nghiệm, cảm thấy chưa chuẩn bị đầy đù hay thậm chí còn có người trong nhóm có khả năng làm tốt hơn bạn. Hãy chấp nhận thử thách đó, nhưng cũng đừng ngại để cho mọi người trong nhóm biết là bạn cần sự giúp đỡ, huấn luyện, hay thôi không làm được mà xin làm việc khác.

Quá trình:

•Đặt ra các mục tiêu, xem xét mức độ thường xuyên, và phương tiện để các bạn liên lạc với nhau, đánh giá công việc, quyết định và giải quyết vấn đề.

•Xem các nguồn lực, nhất là xem ai có khả năng hướng dẫn, kiểm tra, đưa ra lời khuyên cho nhóm kể cả khả năng phân xử nếu nhóm có mâu thuẫn.

•Lên lịch tổng kết, báo cáo công việc, và thảo luận tiến độ công việc cũng như trục trặc nếu có.

•Các nhóm gặp khó khăn khi làm việc với nhau nên gặp giáo viên để trình bày hoàn cảnh của nhóm.

Nguồn Trung tâm Gia sư Sư phạm Hà Nội