Kế hoạch phối hợp Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm - Ninh Thuận năm 2012

Thực hiện Quyết định số 1551/QĐ-BVHTTDL ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm - Ninh Thuận 2012”;

Căn cứ Quyết định số 2053/QĐ-BVHTTDL ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thành lập Ban Tổ chức “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm - Ninh Thuận 2012”;

Căn cứ Thông báo số 2221/TB-BVHTTDL ngày 05/7/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn - Trưởng ban Chỉ đạo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm - Ninh Thuận 2012”;

Căn cứ Quyết định số 1468/QĐ-UBND ngày 27/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập Ban tổ chức địa phương “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm - Ninh Thuận 2012”;

Căn cứ Quyết định số 3255/QĐ-BVHTTDL ngày 27/8/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt kịch bản tổng thể “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm - Ninh Thuận 2012”;

Căn cứ Báo cáo ngày 19/9/2012 của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Ngày hội báo cáo kết quả Hội nghị giao ban lần II về công tác tổ chức chuẩn bị tổ chức Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào dân tộc Chăm – Ninh Thuận 2012;

Căn cứ Thông báo số 1510/TB-VPUB ngày 01/10/2012 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Võ Đại tại cuộc họp ban Tổ chức Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào dân tộc Chăm – Ninh Thuận 2012;

Ủy ban nhân dân tỉnh - Ban Tổ chức địa phương ban hành Kế hoạch phối hợp tổ chức “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm - Ninh Thuận năm 2012” cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

- Tiếp tục góp phần thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ X, Nghị quyết Trung ương V (Khóa VIII) về xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Quyết định số 1270/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”;

- Nhằm góp phần tăng cường tình đoàn kết, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm bảo tồn, phát triển văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm.

2. Yêu cầu:

- Việc tổ chức Ngày hội phải ấn tượng, thiết thực, tiết kiệm, phù hợp, tôn trọng phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, không áp đặt; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Chăm với phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của địa phương; đảm bảo có sự tham gia trực tiếp của chủ thể văn hóa, đặc biệt là các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, nhân sĩ, trí thức dân tộc Chăm;

- Các hoạt động phải thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa của dân tộc Chăm, tính quần chúng, dân gian phong phú, sáng tạo, đa dạng, độc đáo, lành mạnh và tiến bộ;

- Ngày Hội phải do các nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công….là người dân tộc Chăm thực hiện, có sự tham gia của các chức sắc tôn giáo tiêu biểu;

- Ban Tổ chức Ngày hội phải tạo điều kiện tốt nhất để các nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, chức sắc tôn giáo tiêu biểu gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và thực Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào xây dựng nông thôn mới trên các địa bàn;

- Hoạt động của Ngày hội phải tạo được không khí vui tươi, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm và thu hút đông đảo đồng bào tham gia giao lưu, hưởng thụ, sáng tạo nghệ thuật, đồng thời được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

II. Quy mô, Nội dung, Thời gian và địa điểm:

1. Quy mô Ngày hội:

Ngày hội diễn chính thức diễn ra trong 05 ngày, 05 đêm (trong đó có một số hoạt động được tổ chức trước Lễ khai mạc, từ ngày 12/10 đến 16/10/2012) Ước tính có khoảng gần 800 nghệ nhân, diễn viên, tuyên truyền viên, huấn luyện viên và vận động viên là người dân tộc Chăm của 06 tỉnh, thành phố tham gia các hoạt động tại Ngày hội; cùng với sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban nhân dân và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, An Giang, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có các tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi tham gia với tư cách khách mời, tham gia hội thảo, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa Chăm.

2. Nội dung hoạt động - Thời gian và địa điểm:

a) Các hoạt động trước Lễ khai mạc (bắt đầu từ ngày 12/10/2012)

- Hội chợ Thương mại gắn với Lễ hội Ka Tê 2012;

- Liên hoan tuyên truyền, trưng bày, giới thiệu sách;

- Chiếu phim tư liệu về văn hóa Chăm;

- Giới thiệu văn hóa ẩm thực;

- Triển lãm - Giới thiệu “Đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam”;

- Triển lãm văn hóa Chăm của các tỉnh, thành phố;

- Triển lãm ảnh “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam”;

- Trưng bày Mỹ thuật Chăm;

- Hội thảo “Bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm”;

- Thi đấu Thể thao.

b) Lễ khai mạc Ngày hội: (Có kịch bản riêng - Truyền hình trực tiếp trên VTV và NTV).

- Thời gian: vào lúc 20g00 ngày 14/10/2012;

- Địa điểm: Tại Khu Di tích Tháp Po Klongirai;

- Tổng đạo diễn: Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

c) Tham dự Lễ hội Ka Tê: (Mời các đồng chí lãnh đạo và đại biểu cùng tham dự tại Tháp Po Klongirai).

- Thời gian: Từ 06g30 đến 11g00 ngày 15/10/2012;

- Địa điểm: Khu Di tích Tháp Po Klongirai;

- Chịu trách nhiệm: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

d) Liên hoan nghệ thuật và trình diễn trang phục dân tộc Chăm:

- Thời gian: Từ ngày 15/10 đến ngày 16/10/2012 (có kịch bản riêng);

- Địa điểm: Tại Trung tâm Văn hóa tỉnh - đường 16 tháng 4;

- Chịu trách nhiệm: Cục Văn hóa cơ sở, Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

đ. Giới thiệu Văn hóa Ẩm thực:

- Thời gian: Từ 08g00 – 11g30 ngày 14/10/ 2012 (có kịch bản riêng);

- Địa điểm: Tại Trung tâm Văn hóa tỉnh;

- Chịu trách nhiệm: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh.

e. Hội chợ - Triển lãm - Giới thiệu sách và chiếu phim:

+ Hội chợ Thương mại gắn với Lễ hội Ka Tê 2012:

- Thời gian: Từ ngày 12/10 đến ngày 18/10/2012;

- Địa điểm: Tại khu Chợ hoa xuân và đường Hoàng Diệu, cạnh Công viên 16 tháng 4;

- Khai mạc: 19g00 ngày 12/10/2012;

- Chịu trách nhiệm: Sở Công thương và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Trưng bày Mỹ thuật Chăm:

- Thời gian: Từ ngày 13/10 đến ngày 18/10/2012;

- Địa điểm: Tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm;

- Khai mạc: 09g00 ngày 13/10/2012;

- Chịu trách nhiệm: Cục Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Triển lãm - Giới thiệu “Đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam”

- Thời gian: Từ ngày 14/10 đến ngày 18/10/2012;

- Địa điểm: Bảo tàng tỉnh;

- Khai mạc: 08g00 ngày 14/10/2012;

Chịu trách nhiệm: Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Triển lãm văn hóa Chăm của các tỉnh, thành phố:

- Thời gian: Từ ngày 14/10 đến ngày 16/10/2012;

- Địa điểm: Trung tâm Văn hóa tỉnh;

- Khai mạc: 08g00 ngày 14/10/2012;

- Chịu trách nhiệm: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh.

+ Triển lãm ảnh: “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam”

- Thời gian: Từ ngày 14/10 đến ngày 18/10/2012;

- Địa điểm: Tại Trung tâm Văn hóa tỉnh;

- Khai mạc: 09g00 ngày 14/10/2012;

- Chịu trách nhiệm: Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Liên hoan tuyên truyền, trưng bày, giới thiệu sách:

Liên hoan tuyên truyền sách:

- Thời gian: một buổi, khai mạc lúc 19g30 ngày 13/10/2012;

- Địa điểm: Trung tâm Văn hóa tỉnh Ninh Thuận;

- Chịu trách nhiệm: Vụ Thư viện và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trưng bày - giới thiệu sách:

- Thời gian: Từ ngày 13/10 đến ngày 16/10/2012;

- Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm;

- Khai mạc: 08g00 ngày 13/10/2012;

- Chịu trách nhiệm: Vụ Thư viện và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Chiếu phim tư liệu:

- Thời gian: Từ ngày 13/10 đến ngày 16/10/2012;

- Địa điểm: Trên sóng Đài Truyền hình Ninh Thuận, Quảng trường 16/4 và các Đội chiếu bóng lưu động các huyện, thành phố;

- Chịu trách nhiệm: Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh tại TP/HCM và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

g. Hội thảo: “Bảo tồn, phát triển văn hóa Chăm”

- Thời gian: Một buổi, khai mạc lúc 08g00 ngày 16/10/2012;

- Địa điểm: Hội trường KS Sơn Long Thuận;

- Chịu trách nhiệm: Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

h. Thi đấu thể thao:

- Thời gian: Từ ngày 14/10 đến 16/10/2012 (có kịch bản riêng);

- Địa điểm: Sân Vận động tỉnh, Nhà Thi đấu Thể thao tỉnh, và 02 làng nghề truyền thống Mỹ Nghiệp, Bàu Trúc và Thị trấn Phước Dân;

Chịu trách nhiệm: Tổng cục Thể dục Thế thao và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Lịch thi đấu:

+ Tại Sân vận động tỉnh:

- Thời gian: từ ngày 14/10 đến ngày 16/10/2012;

- Thi đấu môn: Bóng đá Nam và Bóng chuyền Nam.

+ Tại Thị trấn Phước Dân:

- Thời gian: 07 giờ 00 ngày 16/10/2012;

- Thi đấu môn: Việt dã Nam 5km và Nữ 3km.

+ Tại làng nghề dệt Mỹ Nghiệp:

- Thời gian: từ ngày 14/10 đến ngày 16/10/2012;

- Thi đấu môn: Đẩy gậy Nam, Nữ (8 hạng cân Nam và 7 hạng cân Nữ), Kéo co Nam - Nữ phối hợp, Đội bình nước Chăm Nữ.

+ Tại làng nghề dệt Mỹ Nghiệp:

- Thời gian: 07 giờ 00 ngày 16/10/2012;

- Thi Dệt thổ cẩm Chăm (Nữ).

+ Tại Nhà trưng bày làng nghề thôn Bàu Trúc:

- Thời gian: 14 giờ 00 ngày 16/10/2012;

- Thi đấu môn: Nặn sản phẩm gốm (Nữ).

i. Chương trình tham quan Du lịch:

Các đại biểu các Đoàn có nhu cầu tham quan đăng ký tại Phòng Nghiệp vụ Du lịch hoặc điền vào phiếu đăng ký gửi lại BTC.

- Thời gian: Từ ngày 13/10 đến ngày 16/10/2012;

- Địa điểm: Khu Di tích Tháp Po Klongirai, Vịnh Vĩnh Hy, làng nghề gốm Bàu trúc và dệt Mỹ Nghiệp, vườn nho Ông Ba Mọi….

j. Lễ bế mạc Ngày hội:

- Thời gian: Từ 20g00 – 22g00 ngày 16/10/2012;

- Địa điểm: Tại Khu di tích Tháp Po Klongirai;

- Tổng đạo diễn: Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

k. Liên hoan giã bạn:

- Thời gian: Ngay sau khi kết thúc lễ bế mạc;

- Địa điểm: Dự kiến tại Sân khấu lễ bế mạc, tháp Chàm Po Klongirai.

III. Thành phần tham dự:

- Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Dân tộc Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ; các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện, Tổng cục và Cơ quan đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại TP. Hồ Chí Minh;

- Lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh;

- Lãnh đạo Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Ninh Thuận; các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Các đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí Tỉnh ủy viên;

- Các đồng chí lão thành cách mạng, hưu trí cao cấp của tỉnh;

- Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;

- Đại diện các Lực lượng vũ trang của địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;

- Bí thư, Phó Bí thư các huyện, thành ủy và Đảng ủy trực thuộc;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố;

- Đại diện lãnh đạo một số Doanh nghiệp của địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; các đơn vị, doanh nghiệp tài trợ cho Ngày hội;

- Đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương;

- Đại diện các chức sắc, người có uy tín và trí thức trong đồng bào dân tộc Chăm (10 đại biểu).

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy:

- Thẩm định nội dung các kịch bản, nội dung trang trí, tuyên truyền và kế hoạch của địa phương tham gia các hoạt động Ngày hội của tỉnh Ninh Thuận. Phối hợp cùng Ban tổ chức (Bộ VHTTDL) hướng dẫn các nội dung tuyên truyền về Ngày hội.

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh:

- Có ý kiến đề xuất việc lựa chọn các chức sắc, người có uy tín, trí thức trong đồng bào Chăm tham gia các hoạt động Ngày hội;

- Tham gia thẩm định các nội dung tuyên truyền Ngày hội; chuyển ngữ sang tiếng Chăm các bài phát biểu của đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành chức năng liên quan lập danh sách các đại biểu Trung ương, các tỉnh bạn và đại biểu trong tỉnh về tham dự Ngày hội trình Trưởng Ban Tổ chức thông qua; cung cấp danh sách đại biểu cho Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để phát hành Giấy mời;

- Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, các ngành chức năng liên quan lên sơ đồ bố trí khách sạn, nơi ăn, nghỉ cho các đại biểu (những khách mời do địa phương chịu trách nhiệm đón tiếp, bố trí ăn, nghỉ). Chịu trách nhiệm gửi Giấy mời và tổ chức đón tiếp đại biểu của Bộ, Cục, Vụ…thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, các ngành chức năng và địa phương liên quan đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc đóng góp cho Ngày hội, gửi Sở Nội vụ thẩm định, tham mưu UBND tỉnh xem xét, khen thưởng; đảm bảo kịp thời và đúng quy định;

- Trực tiếp làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để có văn bản đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc Ngày hội;

- Phối hợp Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị tổ chức sự kiện xác định công suất điện cần sử dụng cho Lễ khai mạc, Bế mạc Ngày hội và các hoạt động liên quan để chính thức thông tin cho Công ty Điện lực chuẩn bị cung cấp điện, đảm bảo đủ nguồn điện cho các hoạt động Ngày hội;

- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo để thống nhất dịch các chủ đề ra tiếng Chăm; việc sử dụng tiếng Chăm mới và cũ phải bảo đảm tính thống nhất trong cộng đồng người Chăm;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp du lịch để phối hợp, hỗ trợ phục vụ đại biểu, các du khách trong và ngoài nước đến tham gia Ngày hội;

- Phối hợp Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tổ chức tuyên truyền về Ngày hội trên hệ thống thông tin đại chúng và cổ động trực quan;

- Phối hợp Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL xây dựng kịch bản, đạo diễn tổng thể và điều hành Ngày hội tại Ninh Thuận;

- Phối hợp với Ban Tổ chức, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các tỉnh, thành có Đoàn tham gia xây dựng kịch bản truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc Ngày hội;

- Phối hợp Tổng cục Thể dục Thể thao tổ chức Hội thi, thi đấu thể thao;

- Phối hợp Trung tâm nghiên cứu Nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức chiếu phim, giới thiệu về những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Chăm;

- Phối hợp Vụ Thư viện tổ chức trưng bày, Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách;

- Phối hợp với Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo về bảo tồn, phát triển văn hóa Chăm;

- Phối hợp với Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam, Trung tâm Triển lãm Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam, các Sở VHTTDL tham gia Ngày hội tổ chức Triển lãm, trưng bày giới thiệu đặc trưng văn hoá của vùng đồng bào Chăm;

- Tuyển chọn thành viên, thành lập Đoàn Nghệ nhân, vận động viên, diễn viên quần chúng của tỉnh tham gia Ngày hội theo yêu cầu kịch bản tổng thể;

- Phối hợp với các ngành chức năng sửa chữa, tu bổ hạ tầng, nhà đón tiếp khách, sân khấu khai mạc, bế mạc tại Khu du lịch tháp Po Klongirai; đảm bảo cơ sở vật chất, âm thanh, ánh sáng cho hoạt động liên hoan nghệ thuật, trình diễn trang phục của Ngày hội;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Ninh Thuận bằng nhiều hình thức trên hệ thống thông tin đại chúng, và các trang tin điện tử. Thực hiện các panô giới thiệu Ngày hội ở hai đầu tỉnh;

- Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du lịch (lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, khu, điểm du lịch, lữ hành…) tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ; huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch, sẵn sàng đón các đoàn khách Trung ương và các tỉnh về dự Ngày hội;

- Phối hợp Sở Tài chính tổng hợp, lập dự toán kinh phí tổ chức các hoạt động Ngày hội do Ban Tổ chức - Bộ VHTTDL phân công và kinh phí các hoạt động của Đoàn địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

- Xây dựng hồ sơ vận động tài trợ, tăng cường vận động các nguồn lực xã hội tham gia vào Ngày Hội.

4. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ngành chức năng liên quan trực tiếp gửi Giấy mời và liên hệ xác nhận việc tham dự của các đại biểu: các Bộ, ngành Trung ương (danh sách do Ban Tổ chức phân công cho tỉnh phụ trách gửi Giấy mời), UBND các tỉnh, thành phố; Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cách mạng lão thành, hưu trí cáo cấp, các vị chức sắc, người có uy tín và trí thức trong cộng đồng người Chăm;

- Sau khi xác nhận việc tham dự Ngày hội của các đại biểu (Bộ, ngành Trung ương theo danh sách Giấy mời đã gửi) trực tiếp thông tin lại cho các sở, ngành liên quan có đại biểu các Bộ, ngành Trung ương thuộc ngành mình tham dự; các sở, ngành chịu trách nhiệm đón tiếp (kể cả đưa đón tham dự Lễ khai mạc và tham quan các danh lam thắng cảnh của tỉnh khi đại biểu có nhu cầu) và thông tin lại cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để bố trí nơi ăn nghỉ cho đại biểu;

- Thực hiện nhiệm vụ đón tiếp đại biểu lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố; tổ chức đưa đón các đại biểu cách mạng lão thành, hưu trí cáo cấp và phối hợp với các địa phương liên quan tổ chức đưa đón các vị chức sắc, người có uy tín và trí thức trong đồng bào Chăm tham dự Lễ khai mạc.

5. Sở Nội vụ:

- Có ý kiến đề xuất việc lựa chọn các chức sắc, người có uy tín và trí thức trong đồng bào Chăm tham gia các hoạt động Ngày hội;

- Chuẩn bị tốt công tác thi đua khen thưởng cho các đoàn tham gia Ngày hội.

6. Sở Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo tuyên truyền về Ngày hội trên các phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và địa phương.

7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận và các cơ quan truyền thông:

- Xây dựng các chương trình, chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, quảng bá về các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch của đồng bào Chăm Ninh Thuận;

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có trách nhiệm liên hệ với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và các Đài thuộc các tỉnh, thành có Đoàn tham gia để xây dựng kịch bản truyền hình trực tiếp lễ khai mạc và bế mạc Ngày hội.

8. Sở Công thương:

- Chủ trì, phối hợp Tổ chức Hội chợ Thương mại gắn với Lễ hội Ka Tê 2012; Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh xây dựng các gian hàng triển lãm cho các địa phương;

- Phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh công tác hoàn thiện các điểm tham quan tại các làng nghề truyền thống của tỉnh; lựa chọn một số sản phẩm đặc trưng của địa phương để sản xuất quà lưu niệm phục vụ Ngày hội và khách tham quan;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham gia gian triển lãm, trưng bày giới thiệu các thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa – xã hội, nông, lâm, ngư…….

9. Sở Y tế: Bố trí các tổ y tế và xe cấp cứu, các tổ cấp cứu túc trực tại các điểm tổ chức lễ khai mạc, bế mạc và các hoạt động khác của Ngày hội. Bố trí các tổ y tế ở các khách sạn phục vụ khách khi có nhu cầu; kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo tuyệt đối an toàn tại các nhà hàng, khách sạn có đại biểu Trung ương và các tỉnh lưu trú.

10. Sở Tài Chính: Thẩm định kinh phí tham gia Ngày hội (bao gồm kinh phí của các nội dung hoạt động do Ban tổ chức - Bộ VHTTDL phân công và kinh phí của địa phương tham gia Ngày hội) trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

11. Điện lực Ninh Thuận: Đảm bảo cung cấp điện tại địa điểm tổ chức Lễ khai mạc, bế mạc và các hoạt động khác của Ngày hội tại các điểm: Khu Du lịch Tháp Pô Klongirai, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm, Quảng trường 16/4, 02 làng nghề Mỹ Nghiệp, Bàu Trúc và Thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

12. Công an tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng phương án đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn tuyệt đối cho các hoạt động Ngày hội;

- Chỉ đạo Công an địa phương xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, đảm bảo các hoạt động Ngày hội diễn ra ở các địa phương an toàn, trật tự.

13. Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố:

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tích cực tham gia các hoạt động của Ngày hội và giữ gìn an ninh trật tự ở từng cơ sở của địa phương mình; tổ chức tổng vệ sinh đường phố, đảm bảo xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vẽ mỹ quan đô thị, nhất là những nơi diễn ra các hoạt động Ngày hội, các điểm tham quan du lịch;

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quang; phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tuyển chọn thành viên là đồng bào dân tộc Chăm để thành lập Đoàn nghệ nhân, vận động viên, diễn viên quần chúng tham gia liên hoan, thi đấu tại Ngày hội;

- Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có kế hoạch chỉnh trang đô thị, nâng cấp hệ thống chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè đảm bảo xanh, sạch, đẹp; cung cấp 03 xe vệ sinh lưu động tại khu vực Tháp Pô Klongirai, nơi tổ chức lễ khai mạc, bế mạc.

V. Về kinh phí:

- Địa phương chịu trách nhiệm về đón tiếp khách, bố trí ăn nghỉ cho các đại biểu Trung ương, các tỉnh bạn, tiệc chiêu đãi (tổ chức 01 lần), đảm bảo an ninh trật tự, cung cấp điện, tổ chức truyền hình trực tiếp của địa phương, các hoạt động tham gia Ngày hội của địa phương. Những nội dung khác do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm.

- Giao các ngành chức năng và địa phương liên quan lập dự toán kinh phí tham gia các hoạt động của Ngày hội gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết; đảm bảo tiết kiểm, hiệu quả và đúng quy định. 

Trên đây là Kế hoạch tổ chức “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm - Ninh Thuận năm 2012”, đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, chủ tịch UBND các huyện, thành phố khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện; báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi kết thúc Ngày hội.