Bí quyết vệ sinh mũ bảo hiểm

Hiện nay, khi chúng ta cứ bước lên xe máy là lại có chiếc mũ bảo hiểm làm bạn. Thế nhưng phần lớn mọi người đều chưa biết cách vệ sinh mũ. Rất nhiều bị bệnh liên quan đến da đầu do đội mũ bảo hiểm.

Việc đội mũ bảo hiểm hằng ngày làm tăng tiết bã nhờn, tăng tình trạng đổ mồ hôi và đây chính là điều kiện cho gàu và nấm phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây ngứa da đầu thường xuyên.

Nếu bạn đang dùng một chiếc mũ bảo hiểm có lớp lót bên trong tháo lắp tùy ý, cách lau rửa sẽ đơn giản hơn. Chỉ cần tháo bỏ lớp lót và đệm má, giặt bằng tay hoặc cho vào máy giặt. Lưu ý là phải giặt hoặc chọn chế độ quay thật nhẹ nhàng để chúng không bị rách. Sau đó mới đến khâu xử lý phần vỏ bên ngoài mũ bảo hiểm.

Làm ẩm khăn bằng nước trước khi nhỏ một vài giọt chất tẩy rửa lên. Lau vỏ mũ nhẹ nhàng để chất tẩy rửa loại bỏ toàn bộ phần bụi bẩn. Tiếp đó, lau lại vỏ mũ một lần nữa bằng nước cho đến khi sạch hết chất tẩy rửa. Chỉ cần làm như vậy, bạn đã có ngay một chiếc mũ bảo hiểm sáng bóng bên ngoài và thơm tho bên trong.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Hiện nay ngoài thị trường có bán nhiều loại miếng dùng để lót mũ bảo hiểm, mỗi lần vệ sinh mũ rất đơn giản, bạn chỉ việc tháo những miếng lót ra, sau đó ngâm vào dung dich oxy già khoảng 15 phút, sau đó giặt sạch lại bằng nước rồi phơi khô. Bạn hãy thay và giặt miếng lót này thường xuyên để tránh bệnh nấm tóc.

Bạn hãy để mũ bảo hiểm ở những nơi khô thoáng để tránh nấm mốc sinh sôi, và dùng khăn khô lau sạch hằng ngày hoặc sử dụng những sản phẩm chuyên dụng dùng để khử mùi và diệt khuẩn có bán ở các siêu thị để vệ sinh mũ bảo hiểm của bạn.

Còn nếu các bạn có việc ra ngoài gấp mũ bảo hiểm còn ẩm thì hãy dùng thêm một cái nón lưỡi trai để đội vào trong.

Sau khi đi mưa về, bạn nên lau khô mũ bằng khăn bông khô và dùng máy sấy tóc để sấy khô toàn bộ dây và lớp trong của mũ.

Không nên đội mũ bảo hiểm ngay khi tóc còn ướt vì sẽ rất dễ gây nấm da đầu.

Những ngày nắng, bạn nên phơi mũ ra ngoài để ánh nắng giúp làm khô mũ bảo hiểm, giúp loại bỏ mùi hôi và ẩm trong mũ.

Phơi nắng là cách vừa hiệu quả mà tiết kiệm. Sau khi phơi xong, mũ bảo hiểm khô ráo và ánh nắng mặt trời còn có tác dụng diệt khuẩn.

Nguồn : ktdt.com.vn