Ngũ Vị Tử

Mô tả cây

Dây leo to, dài 5- 7m, có thể hơn. Vỏ cành màu xám nâu với kẽ sần nổi rõ, cành nhỏ hơi có cạnh. Lá mọc so le, cuống lá nhỏ, dài 1,5- 3cm, phiến lá hình trứng, dài 5- 11cm, rộng 3- 7cm, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên sẫm hơn, gân lá non thường có lông ngắn. Hoa đơn tính, khác gốc, cánh hoa màu vàng trắng nhạt, có mùi thơm, có 6- 9 cánh, nhị 5. Quả mọng, hình cầu, dường kính 5- 7mm, khi chín màu đỏ sẫm; hạt 1-2. Mùa hoa tháng 5-7, mùa quả tháng 8-9.

Cộng dụng và liều dùng

Ngũ vị tử là một vị thuốc dùng chữa ho, hơi thở hổn hển, ho khan, làm thuốc cường dương, chữa liệt liệt dương và mệt mỏi, biếng hoạt động.

Dùng dưới dạng cồn, thuốc bột hay thuốc viên.

Cồn ngũ vị chế bằng cồn 700 thì dùng với liều 30-40 giọt, một lần, ngày dùng 2 lần, chế với cồn 900 thì dùng mỗi lần 20 đến 30 giọt, ngày dùng 2 đến ba lần. Thường đóng thành lọ 25-50ml.

Bột ngũ vị tử dùng mỗi lần 0,5g, ngày uống hai lần. Viên cũng như vậy. cao chế từ hạt dùng cồn 700 theo tỷ lệ 1:3, dùng mỗi lần 20 đến 30 giọt, mỗi ngày uống ba lần.

Không nên dùng đối với những trường hợp thần kinh đã bị quá kích thích, cao huyết áp, rối loạn tim.

Đơn thuốc có ngũ vị tử trong nhân dân

Chữa liệt dương: Ngũ vị tử 600g tán uống, mỗi lần 4g. Ngày uống 3 lần. Kiêng thịt lơn, cá, tỏi, dấm.

Chữa thận hư, tiểu tiện trắng đục, đau hai bên sườn và lưng: Ngũ vị tử sao dòn, tán bột, lấy dấm thanh nấu hồ luyện thành viên nhỏ bằng nửa hạt đậu xanh, mỗi lần uống 30 viên, chiêu bằng nước nóng.

Chữa ho lâu, phổi viêm: Ngũ vị tử 80g, túc xác tẩm với đường sao qua 20g, hai vị tán bột, luyện với kẹo mạch nha viên bằng quả táo mỗi lần ngậm một viên.

Chữa ho đờm và thở: Ngũ vị tử, bạch phàn hai vị bằng nhau, cùng tán bột, mỗi lần dùng 12g, lấy phổi lợn nướng chín, chấm bột mà ăn, chiêu bằng nước nóng.