Bạch Truật

Còn gọi là ư truật, đông truật, triết truận.

Thuộc học Cúc

Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây bạch truật.

Mô tả cây

Bạch truật là một cây mọc lâu năm, cao tới 80cm. Rễ phát triển thành củ to và mẫm. Lá mọc so le, dai. Lá ở phía dưới thân có cuống dài, phiên lá chia làm 3 thùy rõ rệt, cắt sâu, trông gần như lá riêng, lá ở ngọn không chia thùy, cuống ngắn, mép phiến lá có răng cưa đều và nhọn. Cụm hoa hình đầu, lớn, tổng bao hình chuông, phiến tổng bao gồm 7 lớp trông như lá ngói lợp. Tràng hoa hình ống phía dưới màu trắng, phía trên màu tím đỏ, chia làm 5 thùy hình, sợi dài, 5 nhị (trong những hoa cái ở phía ngoài của cụm hoa có nhị thoái hóa). Bầu nhụy có lông phủ trắng, ở đỉnh mang một chùm lông dài mượt (dùng để phát tán quả nhờ gió) (Hình: ).

Công dụng và liều dùng

Đông y coi bạch truật là một vị thuốc bổ bồi dưỡng, chủ yếu bổ tì, kiện vị, hóa thấp, chỉ tả (cầm đi ngoài), chữa sốt, an thai, bổ máu, dùng trong các trường hợp sốt, ra mồ hôi, phù thũng, viêm ruột mãn tính.

Bạch truật có vị ngọt, đắng tính hơi ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng kiện vị, hòa trung, táo thấp, hóa đờm, lợi tiểu, an thai, làm hết mồ hôi. Chữa tỳ hư trường mãn, hung cách phiền muộn, tiết tả, thủy thũng, đàm ẩm, trị hãn (mồ hôi trộm), thai khí không yên. Phàm âm hư lại táo kết không dùng được.

Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.