Tái tạo sụn mũi bằng công nghệ "in sinh học 3D"

Một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Alberta đã sử dụng công nghệ in sinh học 3D để tạo ra sụn có thể điều chỉnh được hình dạng. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục chức năng cho các bệnh nhân bị ung thư da đi kèm với các khiếm khuyết về sụn mũi sau phẫu thuật.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một dạng gel 3 chiều đặc biệt (tên tiếng anh là hydrogel) - một chất liệu tương tự như thạch Jell-O, để trộn với các tế bào gốc thu được từ bệnh nhân để tái tạo lại các bộ phận bị tổn thương dựa theo hình ảnh 3D của chúng. Hỗn hợp nhân tạo này được nuôi cấy trong môi trường thí nghiệm đặc biệt trong vòng vài tuần để trở thành sụn chức năng.

Sụn được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp in 3D giúp bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ xẹp phổi, nhiễm trùng phổi và các vết sẹo nghiêm trọng tại vị trí xương sườn của bệnh nhân.

Adesida cho biết: "Điều này thật sự là một lợi ích lớn cho các bệnh nhân. Giờ đây, họ chỉ cần lên bàn mổ để làm 1 thủ thuật nhỏ lấy sinh thiết từ mũi trong khoảng 30 phút và chờ đợi thành quả nuôi cấy từ sụn gốc. Chúng tôi có thể lưu trữ các tế bào để xây dựng một nguồn cung cấp cho các cuộc phẫu thuật sau này".