Quét võng mạc để phát hiện trẻ tự kỷ

Trung tâm Nghiên cứu lâm sàng và thống kê sinh học tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) đã phát triển một phương pháp sử dụng công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo để quét võng mạc của trẻ em dưới 6 tuổi nhằm phát hiện sớm bệnh tự kỷ hoặc nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.

Phương pháp này sử dụng một máy ảnh có độ phân giải cao kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo để phân tích sự kết hợp của các yếu tố bao gồm mạch máu và các dây thần kinh võng mạc. Cụ thể, nhóm nghiên cứu chụp ảnh võng mạc và quét các dấu hiệu của chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Trẻ em mắc ASD có đường kính của đĩa thị giác, nơi các tế bào thần kinh thị giác đi vào và hố đĩa, bộ phận ở giữa đĩa thị giác, lớn hơn so với trẻ em không mắc ASD.

Công nghệ quét võng mạc của ông đã phát hiện các trẻ tự kỷ với mức độ chính xác lên tới 95,7%.

Các chuyên gia cho rằng công nghệ có thể giúp phá vỡ phần nào rào cản lớn từ cha mẹ, những người rất miễn cưỡng tin con mình bị tự kỷ dù đã thấy các dấu hiệu rõ ràng ở trẻ.