Các nhà khoa học Trung Quốc chụp được hình ảnh vầng sáng quanh Mặt Trời

Các nhà khoa học Trung Quốc ngày 15/3 công bố họ đã chụp được những hình ảnh vầng sáng quanh Mặt Trời, được gọi là vành nhật hoa, bằng một công cụ kính thiên văn tự phát triển.

Những hình ảnh lớp bao quanh Mặt Trời nóng và mỏng đã được kính thiên văn đặt trên một ngọn núi cao 4.800m ở Châu tự trị Tạng Cam Tư thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, chụp được vào ngày 27/2. Kính thiên văn do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển có kích thước nòng 50 mm, được thiết kế để chặn ánh sáng từ bề mặt trung tâm của Mặt Trời để quan sát được vành nhật hoa, Đây là dự án của Đài thiên văn Yunan thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS).

Lin Jun, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Trước khi phát minh ra thiết bị này, các nhà khoa học chỉ có thể quan sát bầu khí quyển phía trên Mặt Trời thông qua hiện tượng nhật thực toàn phần hằng năm, khi Mặt Trăng che khuất các lớp sáng giữa Mặt Trời và vành nhật hoa xuất hiện.

Viện sĩ Fang Cheng của CAS cho đánh giá đây là dự án tiền đề để tương lai Trung Quốc sẽ cho ra đời một máy đo vành nhật hoa lớn hơn.

Hiện tại, các nhà khoa học dự định gắn thiết bị này trên một khinh khí cầu, lơ lửng cách mặt đất từ 20 đến 100 km, để quan sát và nghiên cứu cấu trúc từ trường và sự phân bố thể plasma trong vành nhật hoa vào tháng 8 và tháng 9 năm nay.

Theo TTXVN/Báo Tin tức