Phải bảo vệ khung cảnh sống: Ô nhiễm đất và nước

Câu chuyện ô nhiễm môi trường bắt đầu với DDT năm 1948, nhà hóa học Thụy Sĩ, Pauul Hermann Muller, được Giải thưởng Nôben vì đã tìm ra nhiều phương pháp bảo vệ cây cỏ trong đó có việc sử dụng chất DDT. Không đầy 20 năm sau, nổ lên một làm sóng tố cáo tác hại của DDT đối với thiên nhiên. Chất này ngày càng tích lũy trong đất, trong mỡ người, trong sữa các bà mẹ, trong vỏ trứng chim, làm mất chất Calci của vỏ trứng; vì thế cho nên lúc ấp, các trứng này vỡ đi, và một số loài chim đã bị hủy diệt. Người ta tìm thấy DDT trong mỡ các trẻ em Thụy Điển: 0,017 mg/kg, nghĩa là 3,4 lần cao hơn liều lượng không nguy hiểm mà tổ chức Y tế thế giới cho phép (0,005mg/kg cơ thể). Các tác giả Temeny và Tajan cho biết thêm là chất DDT có thể gây ung thư trên thú vật. Nhưng chất DDT rất cần để bảo vệ sản xuất lúa ở các nước đang mở mang; mặt khác, người ta thấy chất này trên người ở các nước ấy chưa vượt quá liều lượng cho phép. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới vẫn giữ quan điểm có thể cho dùng DDT nếu có sự lãnh đạo, theo dõi tốt.

Hơn nữa, Giáo sư Einstein (Mỹ) vừa phát hiện ra là có nhiều chất kinh điển xưa nay vẫn dùng nhưng lại nguy hiểm hơn DDT, đó là các chất nitrát sẵn có trong đất, hoặc là dùng trong việc bón phân cũng như trong việc bảo quản thịt, ở các xúc xích hay lạp sườn. Nguy cơ của các chất nitrát là ở chỗ: với hoạt động của các vi khuẩn, các chất nitrát có thể biến thành nitrít. Trẻ sơ sinh chẳng hạn, uống nước cà rốt dùng để chữa bệnh đi ngoài phân xanh có thể bị ngộ độc vì các chất nitrát có nhiều trong cà rốt và có thể biến thành nitrít, nếu nước cà rốt không được bảo quản một cách vô trùng. Ngoài nguy cơ ngộ độc, các nitrít có thể hòa hợp với các chất amin trong thức ăn để sinh ra chất nitrôzamin, những chất có khả năng gây ung thư gan trên thú vật.

Ngoài sự ô nhiễm này, chúng ta phải rất cảnh giác với tất cả các chất diệt cỏ và trừ sâu. Kinh nghiệm đau đớn của chúng ta là ô nhiễm do chất 2, 4, 5T mà không quân Mỹ đã dùng ở miền Nam Việt Nam: các bác học Mỹ đã phát hiện ra là chất này gây quái thai trên thú vật; các bác học Việt Nam đã nêu lên ảnh hưởng của một tạp hóa trong thuốc trừ sâu này tên là điôxin đối với sinh vật: nó có thể làm thay đổi nhiễm sắc thể và có khả năng rất lớn sinh ung thư gan trên người.

Việc bảo quản các thuốc diệt cỏ và trừ sâu, không để ô nhiễm môi trường xung quanh phải đặt ra một cách mạnh mẽ đối với cán bộ nông thôn chúng ta. Trong những năm vừa qua, đã xảy ra một việc ô nhiễm dữ dội: trên một con sông, hàng trăm tấn thuốc trừ sâu đã được tập trung, nhưng vì bảo quản không có trách nhiệm, các chất này đã chảy ra sông lai láng. Chúng tôi có điều tra việc này và thấy rằng trong một xã ở cuối dòng sông bị tràn kho thuốc trừ sâu, số quái thai, số xảy thai và số vô sinh đã tăng lên một cách có ý nghĩa, đứng về thống kê mà nói, với 3 xã khác ở trên dòng sông không bị ô nhiễm.

Chúng ta cũng nên để ý về việc sử dụng các chất đồng vị phóng xạ dùng ở y tế cũng như ở Cục Địa chất. Các chất phóng xạ ở nước ta thường có thời gian sống lâu 3 – 4 tháng, cho nên rất nguy hiểm. Chúng ta phải theo dõi việc sử dụng và các cán bộ phụ trách có trách nhiệm phải quản lý chặt chẽ những thuốc này, không để vương vãi, nếu không sẽ xảy ra những tai họa khủng khiếp.

Ngay bên Pháp, mới rồi đây người ta đã phát hiện ra là các chất phóng xạ dùng ở Trung tâm Sarclay đã ô nhiễm nước dùng ở Trường Đại học D’Orsay gần đấy.

Đồng vị phóng xạ, giống như Xquang hay Radium, có tính chất hủy diệt nhiễm sắc thể, phá hoại vốn di truyền của con người và có khả năng gây ung thư, nhất là ung thư máu.

Đất, nước, cây cỏ và sinh vật là một vòng chuyền nối liền nhau trong quá trình đồng hóa. Ô nhiễm một khâu là ô nhiễm tất cả vòng, mà trong đó con người là kẻ hứng chịu nhiều nhất. Vì khoa học ô nhiễm môi trường mới có, nên khả năng ô nhiễm của tất cả các chất hóa học chưa được lường hết.

Bảo vệ thức ăn là một cơ cấu quan trọng trong công việc chống ô nhiễm môi trường. Các thức ăn phải được bảo quản bằng những thiết bị thích đáng, chứ không được quăng bừa bãi ra ngoài trời: nấm, mốc là một nguy cơ cần biết, vì trong các thứ nấm có hai loại rất nguy hiểm: đó là Aspergillus Flavus và Pénicillum islandicum, mọc trên lạc và trên gạo, có thể sinh ra độc tố Aflatôxin, có nhiều khả năng gây ung thư gan trên thú vật.

Chúng ta cần có một Cục Kiểm tra thuốc và thức ăn cho miền Bắc, và như thế mới có thể tập trung những cố gắng để bảo vệ khung cảnh sống. Ở miền Bắc nước ta có rất nhiều vấn đề cần phải lần lượt giải quyết như bụi, tiếng ồn, chất độc hóa học, chất độc trong thức ăn.

Trong bài sau, chúng tôi sẽ nêu lên những phương pháp cần biết và cần để thức hiện, để bảo vệ sức khỏe con người, chống sự ô nhiễm môi trường và bảo đảm lâu dài sự thành công cho việc xây dựng lại đất nước ta.

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất và nước ở Việt Nam hiện nay:

Ô nhiễm môi trường đất có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái, môi trường mà tất cả con người cũng như các hệ sinh vật đang sinh sống. Ô nhiễm môi trường đất, làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn cỗi không thích hợp cho cây trồng, điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Hơn nữa sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Những vấn đề này sẽ tiếp dẫn đến các hệ lụy khác rất nguy hiểm.

Đầu tiên, nguồn đất bị ô nhiễm trở nên cằn cỗi, thiếu chất dinh dưỡng không thích hợp cho cây trồng. Vì thực vật trồng khi trên đất này cũng sẽ bị ô nghiễm bởi hóa chất, Khi chúng ta ăn vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cá thể sống khác trong chuỗi thức ăn. Sau đó, môi trường đất bị ô nhiễm cũng sẽ thấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước và dẫn đến tình trạng thiếu nước dùng cho sinh hoạt hoặc bắt buộc phải dùng các nguồn nước bẩn và môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm thu hẹp môi trường sống của nhiều loài sinh, động, thực vật.

Báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉ ra rằng, một số vùng của nước ta vẫn chịu ảnh hưởng của các chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh (đặc biệt là dioxin) còn tồn lưu trong đất. Dioxin kể cả khi chỉ có hàm lượng rất nhỏ (một phần tỉ) cũng liên quan đến việc tàn phá sức khỏe con người một cách ghê gớm, có thể làm đoản thọ những người bị phơi nhiễm, và có khả năng làm đoản thọ cả con cái họ và những thế hệ kế tiếp trong tương lai. Chất độc màu da cam chiếm phần lớn trong tổng số chất diệt cỏ đã được phun rải. Ba điểm nóng nhất là sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát.

Người dân sống ở các điểm nóng dioxin có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với dioxin trong môi trường, đặc biệt là do tiêu thụ thực phẩm nguy cơ cao được nuôi trồng tại khu vực ô nhiễm. Các chất độc hóa học/dioxin thông qua chuỗi thức ăn (tích lũy trong nguồn nước dưới đất, thực vật, thủy sản) đi vào cơ thể con người và gây ra các bệnh về tim mạch, thần kinh, xương khớp, hô hấp, ung thư...

Cùng với ô nhiễm kim loại, dioxin, tình trạng ô nhiễm vi sinh cũng diễn ra trên các vùng đất canh tác nông nghiệp. Phân chuồng bón ra đồng ruộng không được ủ đúng kỹ thuật mà tưới trực tiếp có chứa rất nhiều các vi sinh (Coliform, E.coli, Clostridium perfingens, Streptococcus, Salmonella, Vibrio cho lera), ký sinh trùng (giun đũa) gây ô nhiễm đất và nông sản, đặc biệt là rau, củ, quả, gây độc cho người sử dụng. Bên cạnh đó, trẻ em nông thôn cũng là đối tượng bị ảnh hưởng nặng do thói quen đi chân trần và vệ sinh cá nhân còn hạn chế.

Thuốc trừ sâu là một chất dùng để diệt sâu bệnh. Một loại thuốc trừ sâu có thể là một chất hóa học, tác nhân sinh học (như virus hoặc vi khuẩn), kháng khuẩn, khử trùng hoặc thiết bị được sử dụng để chống lại bất kỳ loại sâu bệnh nào. Các loài gây hại bao gồm côn trùng, mầm bệnh thực vật, cỏ dại, động vật thân mềm, chim, động vật có vú, cá, tuyến trùng (giun tròn) và vi khuẩn cạnh tranh với con người để lấy thức ăn, phá hủy tài sản, lây lan hoặc là một vector gây bệnh hoặc gây phiền toái. Mặc dù có những lợi ích đối với việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng cũng có những hạn chế, chẳng hạn như độc tính tiềm tàng đối với con người và các sinh vật khác.

Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp của chất gây ô nhiễm đất đã bốc hơi; các mối đe dọa tiềm tàng lớn hơn được đặt ra bởi sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào các tầng chứa nước ngầm được sử dụng cho con người, đôi khi ở những khu vực dường như cách xa mọi nguồn ô nhiễm trên mặt đất rõ ràng. Điều này có xu hướng dẫn đến sự phát triển của các bệnh liên quan đến ô nhiễm.

Hậu quả sức khỏe do tiếp xúc với ô nhiễm đất rất khác nhau tùy thuộc vào loại chất ô nhiễm, con đường tấn công và tính dễ bị tổn thương của dân số bị phơi nhiễm. Phơi nhiễm mãn tính với crom, chì và các kim loại khác, dầu mỏ, dung môi và nhiều công thức thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể gây ung thư, có thể gây rối loạn bẩm sinh hoặc có thể gây ra các tình trạng sức khỏe mãn tính khác. Nồng độ công nghiệp hoặc nhân tạo của các chất xuất hiện tự nhiên, như nitrat và amoniac liên quan đến phân gia súc từ các hoạt động nông nghiệp, cũng được xác định là mối nguy hại cho sức khỏe trong đất và nước ngầm.

Ô nhiễm nguồn nước có thể nói là vấn đề nghiêm trọng nhất tại nước ta hiện nay, sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe con người và sinh vật.

Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước cống, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, vào khoảng đầu tháng 4 năm 2016 một số khu công nghiệp lớn xả trực tiếp chất thải ra biển khiến hiện tượng cá chết hàng loạt từ vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) kéo dài tới vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế cho thấy mức độ nghiêm trọng theo dòng chảy của nước. Các đơn vị, cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.

Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, ký sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.

Nước thải sinh hoạt (Sewage): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.

Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.

Tác hại của ô nhiễm nguồn nước

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.

Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.

Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.