Công nhân ở thành thị nghèo nhanh hơn do biến đổi khí hậu

Một nghiên cứu mới đây của các khà khoa học thuộc Đại học Pu-đu ( Ấn Độ) chỉ ra rằng biến đổi khí hậu làm cho nắng gắt hơn, hạn hán rộng hơn, mưa lớn hơn... Theo phân tích, trong thời điểm hiện tại, những công nhân ở thành thị là thành phần phải chịu đựng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu, khi phải chi phí quá lớn cho lương thực, điều này sẽ đẩy họ vào cảnh nghèo đói nhanh hơn.

Ông N.Đi-phen-bốt (N.Diffenbaugh), Phó giáo sư khoa học Trái Đất và khí quyển, thành viên nhóm nghiên cứu nói rằng, hiện tượng nóng toàn cầu có thể làm tăng tần số xuất hiện và cường độ của các đợt nắng nóng, lũ lụt và hạn hán.

Nhiệt độ trái đất tăng nhanh khiến mực nước biển dâng cao cùng với tốc độ tăng dân số quá nhanh và sức ép của công nghiệp hóa, thương mại toàn cầu ngày càng lớn đang khiến tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường nặng nề, các sinh cảnh đang bị co hẹp lại, ảnh hưởng đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giới đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng nông nghiệp và làm tăng giá các loại lương thực chủ yếu. Chính vì vậy, nghiên cứu cũng cho rằng, sẽ rất quan trọng nếu các quốc gia đang phát triển có những điều chỉnh và đưa ra các quyết định chính sách đúng đắn.

 Phó giáo sư N.Đi-phen-bốt (bên trái). Ảnh: eurekalert.org
 

Ngoài ra, sự trợ giúp tài chính và kỹ thuật của các nước giàu hơn và các tổ chức mang tính toàn cầu như LHQ rất quan trọng. Theo Phó giáo sư N.Đi-phen-bốt, nguồn tài chính trên sẽ giúp các nước chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu có thể tự xây dựng một tương lai bền vững trước hơn tình trạng khí hậu ngày càng khắc nghiệt.

Ông N.Đi-phen-bốt đánh giá cao việc mới đây các thành viên Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) thành lập một ủy ban có nhiệm vụ xây dựng và quản lý một quỹ quốc tế mới nhằm tạo thuận lợi cho các nước đang phát triển khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu. Ông N.Đi-phen-bốt cho rằng việc thành lập một ủy ban để quản lý số tiền mà các nước công nghiệp cam kết đóng góp lên hàng trăm tỷ USD từ nay đến năm 2020, nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt... là rất thiết thực.

(Theo QĐNDO)