Vật liệu mới tái chế nhựa và hấp phụ khí carbon dioxide

Các nhà hóa học từ Viện nghiên cứu cơ bản Tata (TIFR) ở Mumbai (Ấn Độ) cùng với các đồng nghiệp từ Đại học Nottingham ở Anh, đã tạo ra một vật liệu nano tên gọi là “zeolite vô định hình” có thể biến carbon dioxide thành nhiên liệu và chất thải nhựa thành hóa chất.

Các nhà nghiên cứu sử dụng các giọt vi nhũ làm mẫu mềm, để tổng hợp aluminosilicat vô định hình axit (AAS) dưới dạng bọt xốp nano và gọi nó là “zeolit vô định hình”. Nhờ tính axit và tính thấm mạnh, AAS đã cho thấy hiệu suất tốt hơn so với zeolit và aluminosilicat vô định hình trong một số quy trình và phản ứng xúc tác – tạo ra oxit styren, tổng hợp Vesidryl, kiềm hóa trong phản ứng Friedel–Crafts, tổng hợp Jasminaldehyd, đồng phân hóa m-Xylen, Cumene cracking, trong đó yêu cầu tính axit mạnh và độ xốp cao.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, với sự giúp đỡ của zeolit vô định hình có thể tạo ra công nghệ xúc tác axit rắn để phân hủy đồng thời chất thải nhựa và carbon dioxide và sản xuất hydrocarbon làm nguyên liệu cho ngành hóa chất và nguồn nhiên liệu.