Phát triển loại vaccine đầu tiên bằng trí tuệ nhân tạo

Các nhà khoa học tại Đại học Flinders ở Australia đã nghiên cứu loại vaccine cúm mới với khả năng tăng cường miễn dịch cho con người bằng cách tạo ra nhiều kháng thể chống lại virus cúm hơn so với vaccine thông thường nhờ công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI).

Giáo sư Nikolai Petrovsky, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, đầu tiên, nhóm của ông đã tạo ra một chương trình máy tính có tên gọi là SAM và lập trình sẵn cho phần mềm này cách nhận biết vaccine có tác dụng chống lại bệnh cúm hay không. Sau đó, họ tạo một chương trình máy tính khác để tạo ra hàng nghìn tỷ hợp chất ảo.

Công nghệ AI sẽ sử dụng cả 2 chương trình này để kết hợp, so sánh, phân tích và đưa ra một danh sách gồm 10 loại hợp chất khả dĩ nhất. Ưu điểm của công nghệ AI là không chỉ tăng tốc quá trình nghiên cứu mà còn tìm ra các hợp chất hiệu quả nhất.

Nhờ vậy, các nhà khoa học chỉ cần nghiên cứu một số nhỏ và chỉ mất vài tuần để tổng hợp chúng và tiến hành thử nghiệm trên động vật. Với sự trợ giúp của công nghệ AI, khoảng 2 năm để nghiên cứu, phát triển loại vaccine này.