Máy siêu âm nhỏ gọn

Một nhóm nghiên cứu tại ĐH British Columbia (UBC, Canada) vừa chế tạo thành công thiết bị với tính năng tương tự, có kích thước chỉ bằng miếng băng gạc.

Thành phần quan trọng của máy siêu âm chính là bộ cảm biến hoặc đầu dò - có khả năng phát ra sóng âm thanh, sóng âm này sẽ bị phản hồi lại khi tiếp xúc với các mô trên cơ thể và hình thành tiếng dội. Tiếp đó, bộ cảm biến (hay đầu dò) sẽ lọc ra những tín hiệu dội để gửi đến máy tính – nơi dữ liệu sẽ được sử dụng để tạo thành đồ thị âm (sonogram).

Hiện nay, hầu hết các bộ cảm biến đều được tích hợp tinh thể áp điện (piezoelectric crystal) - tinh thể nhỏ có khả năng tạo ra điện áp khi trải qua rung động. Tuy nhiên, các tinh thể như vậy rất khó chế tạo và tốn kém. Do đó, một số kỹ sư đã thử chuyển sang loại cảm biến siêu âm điện dung (CMUT) – chứa những lớp màng rung nhỏ, dao động mỗi khi tiếp xúc với dòng điện. Loại màng này được nhóm nghiên cứu của UBC đã tìm cách thay thế bằng một loại nhựa polymer. Bộ cảm biến chứa polyCMUT cũng chỉ cần nguồn điện nhỏ (khoảng 10 V) để hoạt động.

Nhờ sự nhỏ gọn, nên chiếc máy này được hứa hẹn sẽ đem công nghệ siêu âm tới tận những nơi xa xôi. Hơn nữa, các bác sĩ có thể quấn những đầu dò quanh cơ thể bệnh nhân một cách linh hoạt nhằm tạo ra hình ảnh chính xác nhất.